Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Trồng gấc góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một vài năm trở lại đây, cây gấc đã được nhiều hộ dân ở một số địa phương trên địa bàn huyện đưa vào trồng, giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống.

Chị Hoàng Thị Ngần, thôn Tông Trang, xã Vinh Quang cho biết: Từ năm 2018 qua thăm qua nhiều mô hình tại địa phương, chị đã mạnh dạn bàn với chồng chuyển đổi trên 4.000m2 đất trồng mía sang trồng cây gấc. Ngay trong vụ đầu tiên, anh chị đã thu hoạch được trên 12 tấn gấc quả, thu trên 100 triệu đồng. Thấy hiệu quả, lại có đầu ra ổn định, anh chị tiếp tục chuyển gần 6.000m2 đất còn lại đưa cây gấc vào trồng. Vụ gấc năm nay với diện tích hơn 1ha gấc, anh chị dự kiến sẽ thu hoạch khoảng trên 20 tấn quả, với giá bán như hiện nay là 8.000đ/1kg, sẽ có thu nhập khoảng 160 triệu đồng. Gia đình chị Ngần cũng là 1 trong 10 thành viên của HTX NLN dịch vụ Chung Tín chuyên trồng, thu mua và sơ chế sản phẩm từ gấc. Chị Ngần cho biết thêm, trồng gấc khá đơn giản, khong đòi hỏi công chăm sóc nhiều. Chi phí mỗi ha gấc năm đầu tiên vào khoảng hơn 70 triệu đồng bao gồm đầu tư cọc bê tông, dây thép làm giàn, giống, phân bón… các năm tiếp theo chi phí giảm. Đặc biệt thời gian sinh trưởng, phát triển của cây gấc khá dài, khoảng từ 15 đến 20 năm. Như vậy chỉ cần trồng 1 lần là có thể thu hoạch ít nhất trong vòng 15 liên tục. 

 HTX NLN dịch vụ Chung Tín chuyên trồng, thu mua và sơ chế sản phẩm từ gấc tạo việc làm cho trên 20 lao động tại địa phương.

Từ mô hình trồng gấc mang lại hiệu quả, hiện trên địa bàn xã Vinh Quang đã có nhiều hộ trồng gấc với 20 ha. Theo người dân, giống gấc bà con trồng là gấc lai, trọng lượng quả bình quân từ 2-3 kg/qủa. Mỗi ha gấc năm đầu có thể cho thu hơn 20 tấn quả. Sau mỗi vụ thu hoạch chỉ cần cắt dây, năm sau gốc gấc phát triển cho thu quả nhiều hơn. Hiện giá thu mua quả chín từ 7.000đ đến 8.000 đồng/kg, bình quân mỗi ha gấc cho thu lãi gần 150  triệu đồng/năm.

Gấc sau khi được thu hoạch được đem đi sơ chế.

Hiện nay đang là thời điểm vào vụ thu hoạch gấc, anh Đoàn Văn Chung, Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ và thương mại Chung Tín, xã Vinh Quang cho biết: Anh là người đầu tiên đưa giống cây gấc lai vào trồng ở xã Vinh Quang với diện tích trên 5.000m2. Không chỉ mạnh dạn trong chuyển đổi cây trồng, anh Chung cũng tự mày mò tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Từ năm 2015 đến nay gia đình anh chuyên thu mua, sơ chế màng gấc sấy khô bán lại cho các cơ sở chiết xuất tinh dầu tại các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Giang. Để tiếp tục mở rộng sản xuất, năm 2020, anh Trung đứng ra thành lập HTX nông nghiệp dịch vụ và thương mại Chung Tín với 10 thành viên chuyên trồng, thu mua, chế biến gấc. Vừa qua, HTX đã đầu tư gần 200 triệu đồng để lắp đặt hệ thống lò sấy gấc bằng điện, giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động thời vụ. Thời điểm này bình quân mỗi ngày HTX thu mua khoảng vài tấn gấc quả của các hộ dân trong xã Vinh Quang và các xã trong khu vực như Linh Phú, Tri Phú, Kim Bình. Theo anh Chung, sản phẩm màng gấc khô của HTX được khách hàng đánh giá khá cao, hiện nay cung vẫn không đáp ứng đủ cầu. Mục tiêu của HTX là hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm màng gấc khô vì vậy mong muốn hiện nay của HTX chính là mở rộng và duy trì ổn định vùng nguyên liệu.

Sau đó màng gấc được sấy khô tại lò sấy bằng điện.

Trồng gấc không chỉ giúp nhiều hộ gia đình tận dụng đất vườn tạp, mang lại nguồn thu nhập. Tuy nhiên, hiện tại, gấc chỉ được trồng nhỏ lẻ trong vườn nhà. Vì vậy, để phát triển mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa, chính quyền địa phương cần có định hướng, quy hoạch cụ thể để cây gấc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân./.

Hồng Nhung - Văn Linh

Tin cùng chuyên mục