Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa khai thác tiềm năng, phát triển toàn diện

Trong nhiệm kỳ qua (2015 - 2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xổ số trực tuyến kiên giang đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng… trên địa bàn. Huyện đã có những bước tăng trưởng đáng kể về mọi mặt, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Từ đó tạo động lực lớn để huyện tiếp tục bứt phá, đẩy mạnh các giải pháp, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển toàn diện hơn nữa trong giai đoạn tới.


Nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Chiêm Hóa phấn đấu xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc đạt tiêu chí đô thị loại IV. 

Đổi mới công tác lãnh đạo

Xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải sát với thực tiễn mới mang lại hiệu quả cao, vì thế, trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện. Trọng tâm là đổi mới trong công tác xây dựng, ban hành Nghị quyết của Đảng và lãnh đạo, chỉ đạo bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đặc biệt là với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, việc ban hành nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện các nghị quyết của cấp trên được đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đặc biệt là ban hành các quy chế, quy định của cấp ủy đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng phân cấp hợp lý, rõ ràng, phát huy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ. Trong đó, gắn trách nhiệm của các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị với kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ sở được phân công phụ trách.

Huyện đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp cán bộ của 22 xã, thị trấn và 13 cơ quan, đơn vị cấp huyện. Đồng thời thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND xã không phải người địa phương, đến tháng 6-2020 toàn huyện đã có 16/26 xã có Bí thư Đảng ủy, 6/26 xã có Chủ tịch UBND và 4/26 xã có phó chủ tịch UBND không phải người địa phương. Việc rà soát, sắp xếp, luân chuyển cán bộ được coi là một trong những khâu đột phá tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ huyện. Số cán bộ luân chuyển về cơ sở đã góp phần làm thay đổi môi trường, cung cách làm việc tại địa phương, đồng thời có sự kết nối chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của huyện, tạo thuận lợi cho sự phát triển của địa phương. Việc rà soát, sắp xếp, luân chuyển cán bộ cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng, bảo đảm nguồn nhân sự chất lượng cho đại hội đảng bộ cấp cơ sở và cấp huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025.



Đến nay huyện Chiêm Hóa có 31 trường đạt chuẩn Quốc gia
(Trong ảnh: Trường mầm non Vinh Quang đạt chuẩn quốc gia năm 2018).

Đồng chí Hà Quang Phượng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thịnh trước đây được điều chuyển từ Văn phòng Huyện ủy về công tác. Ở môi trường mới đòi hỏi đồng chí phải rèn luyện, không ngừng đổi mới đáp ứng nhiệm vụ công việc, mục tiêu xây dựng xã phát triển toàn diện. Đến nay, Tân Thịnh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đồng chí tiếp tục được tín nhiệm tái đắc cử Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Hà Quang Phượng nói: “Khi được điều động sang nhiệm vụ mới, tôi đã khẩn trương tiếp cận toàn diện các mặt công tác, bám sát cơ sở, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã bám sát thực tiễn hơn. Việc bố trí luân chuyển cán bộ đã tạo cơ hội để tôi được rèn luyện và nâng cao năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao”.

Không chỉ quan tâm đến việc bố trí, luân chuyển, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ cũng luôn được cấp ủy, chính quyền huyện quan tâm. Cùng với đó là công tác đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên được thực hiện thường xuyên nhằm thanh lọc, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách, kết nạp thêm những đảng viên ưu tú thuộc các lĩnh vực nhằm xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Giai đoạn 2015 - 2020, đã có hơn 1.500 đảng viên mới được kết nạp, nâng số đảng viên trong toàn Đảng bộ lên hơn 8.500 đảng viên.

Việc đổi mới công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là việc bố trí sắp xếp, luân chuyển cán bộ một cách hợp lý đã góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức đảng, bộ máy chính quyền trên địa bàn theo hướng tinh giản, hiệu quả. Từ đó huyện đã đạt được những kết quả toàn diện ở nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, tạo đà cho sự tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.

Thành tựu nổi bật toàn diện

Để đạt được kết quả toàn diện trong nhiệm kỳ, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó hướng đầu tư phát triển những ngành nghề, sản phẩm là thế mạnh của huyện. Huyện đã triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, các dự án, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế, nông, lâm nghiệp. Với phương châm ổn định đất trồng lúa, đẩy mạnh thâm canh sử dụng giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, huyện đã quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tăng 6% mỗi năm, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 6,8%, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 67%.

Trong lĩnh vực công nghiệp, huyện đã tích cực cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp, dự án lớn đã đầu tư vào cụm công nghiệp An Thịnh như: Nhà máy sản xuất gỗ ván ép xuất khẩu của Công ty TNHH Thuận Gia Thành, nhà máy gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang, Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông đúc sẵn của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Thành Hưng… Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai các giải pháp phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, xây dựng các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn…


Giữ gìn bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch là thế mạnh của huyện Chiêm Hóa
(Trong ảnh: Lễ hội Lồng Tông huyện tổ chức vào dịp đầu xuân).

Hoạt động du lịch cũng đang được đầu tư với tầm nhìn chiến lược, một số đề án được thực hiện hiệu quả như: Bảo tồn nhà sàn truyền thống dân tộc Tày gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình, thu hút đầu tư xây dựng điểm dừng chân Đèo Gà gắn với điểm du lịch cộng đồng thôn An Phú, xã Tân Thịnh hay điều chỉnh quy hoạch điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba, xã Trung Hà… Đồng chí Ma Quang Bắc, Bí thư Đảng ủy xã Kim Bình cho biết, việc triển khai Đề án bảo tồn kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Bình đã tạo điểm nhấn, được nhân dân, khách du lịch đánh giá cao, tạo cảnh quan khu di tích đẹp hơn. Nhờ đó các gia đình vừa tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan di tích lại có thêm thu nhập từ phát triển dịch vụ homestay.

Với phương thức lãnh đạo toàn diện, thống nhất cao, cùng với sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đề ra. Trong đó có 9 chỉ tiêu vượt và 6 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Tiêu biểu như: Thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2020 đạt 316/280 tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch; giải quyết việc làm mới cho 17.779 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52,27%, tăng bình quân hằng năm 4,97%, đạt 100% mục tiêu nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hơn 5%/năm, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra; thu nhập bình quân đầu người tăng lên đạt trên 32 triệu đồng/người/ năm... Đây thực sự là động lực để huyện tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo.

Đoàn kết, đổi mới, tiếp tục phát triển

Bước vào nhiệm kỳ mới với phương châm “Đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - đổi mới - phát triển’’, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chiêm Hóa đang đứng trước những thuận lợi lớn, đó chính là kết quả đạt và vượt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nhiệm kỳ 2015 -2020. Từ đó tạo động lực để huyện tiếp tục chủ động đề ra các giải pháp phát triển phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. Huyện đã đề ra 16 mục tiêu chủ yếu đến năm 2025 như: Tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 2.500 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 2.200 tỷ đồng, thu nhập bình quân trên đầu người đạt trên 56 triệu đồng/người/năm. Cùng với đó, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn huyện chiếm 60%, thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 100 tỷ đồng, thu hút trên 150 nghìn lượt khách du lịch... Đồng thời, đề ra 2 khâu đột phá và 3 nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện.

Trong đó sẽ tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển du lịch, bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện. Huyện cũng tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi liên kết gắn với thị trường tiêu thụ. Đặc biệt là tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ, toàn diện công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới…       

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục