Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Công tác Dân vận trong phát triển kinh tế - xã hội ở xã Bình Phú

Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua yêu nước được các chi bộ, đơn vị trên địa bàn xã Bình Phú thực hiện có hiệu quả, tạo sức lan tỏa sâu rộng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia. Trong đó, tuổi trẻ xã Bình Phú có nhiều cách làm hay, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận ở địa phương.

Bình Phú là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Chiêm Hoá, cách trung tâm huyện 31 km về phía Đông Bắc, xã có tổng diện tích đất tự nhiên 3.330,39 ha, trong đó trên 80% diện tích là đồi, núi.  Toàn xã có 07 thôn, gồm 13 dân tộc anh em cùng chung sống với 2.625 nhân khẩu/608 hộ, trong đó, dân tộc Tày chiếm 70%; dân tộc Dao, Kinh và dân tộc khác 30%, xã không có cơ sở tôn giáo và không có tín đồ tôn giáo. Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ xã 205 đảng viên (trong đó đảng viên chính thức 189 đảng viên, đảng viên dự bị 16 đảng viên, đảng viên miễn sinh hoạt 27 đảng viên) tham gia sinh hoạt tại 11 chi bộ trực thuộc Đảng uỷ xã (Trong đó có 07 chi bộ thôn bản, 02 chi bộ Trường học, 01 chi bộ Công an xã và 01 chi bộ Quân sự xã).

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Bình Phú phát huy vai trò xung kích, tham gia các hoạt động tại địa phương.

Chị Hà Thị Hảo, Bí Thư Đoàn xã Bình Phú cho biết, thời gian qua công tác dân vận được thể hiện rõ nét trong các hoạt động của Đoàn, điều đó được chứng minh thông qua các mô hình, cách làm thực tiễn. Cùng với việc phát huy tinh thần xung kích trong thực hiện các hoạt động công tác đoàn, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng. Nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn còn mạnh dạn đầu từ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình. Tiêu biểu như mô hình kinh tế của đoàn viên Hứa Văn Niên, Bí thư Đoàn chi đoàn thôn Bản Khản.

Sinh ra và lớn lên tại thôn Bản Khản, xã Bình Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, với mong muốn được chung tay, góp một phần sức lực nhỏ bé xây dựng quê hương, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Hứa Văn Niên đã ở lại địa phương tham gia công tác Đoàn và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Với mô hình “Nuôi dê sinh sản”, “Nuôi trâu sinh sản”, “Trồng tre mai xanh” để phát triển kinh tế gia đình. Để có thêm kinh nghiệm, anh đã tích cực tham gia các diễn đàn trên mạng, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu thêm kỹ thuật chăn nuôi dê, nuôi trâu, để áp dụng vào chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình.

Mô hình nuôi dê sinh sản nhốt chuồng của anh Hứa Văn Niên, thôn Bản Khản, xã Bình Phú, huyện Chiêm Hoá.

Mô hình nuôi dê sinh sản nhốt chuồng của anh Hứa Văn Niên là hướng đi mới hiệu quả, phù hợp với thị trường hiện nay; đảm bảo sản xuất, tiêu thụ ổn định cho chăn nuôi gia trại, nên được phổ biến, nhân rộng, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân. Qua quá trình triển khai, các mô hình đều cho kết quả tốt, đàn dê sinh sản phát triển nhanh về số lượng. Riêng năm 2024, đàn dê không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt 100% . Từ quy mô 10 con dê cái đã sinh sản được 4 con dê con, 5 con đang chửa lứa thứ 2; Anh Niên cho biết, hiện tại mô hình phát triển kinh tế của anh đang có 16 con dê; 5 con trâu và 1ha tre mai xanh;  thu nhập bình quân từ 50-80 triệu đồng/năm.

Với sự nỗ lực, cố gắng bằng những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được, anh Hứa Văn Niên là tấm gương tiêu biểu, điển hình trong công tác “dân vận khéo” mà mỗi đoàn viên thanh niên cần tích cực học tập và noi theo./.

Ma Khánh Hạ, xã Bình Phú

Tin cùng chuyên mục