Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, các cấp ủy đảng xổ số trực tuyến kiên giang đã tích cực chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác dân vận, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhiều mô hình “Dân vận khéo” điển hình, tiêu biểu trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Từ thực tiễn cơ sở 

15 giờ chúng tôi vào đến thôn Khuôn Thẳm, xã Tân Mỹ. Khuôn Thẳm hiện ra với các rừng keo, bồ đề bạt ngàn, xanh mướt ôm trọn 25 nóc nhà đồng bào dân tộc Mông, Hoa. Gặp chúng tôi, Trưởng thôn Lý Tờ Lùng, người Mông, tay bắt mặt mừng, nói: “Giờ này vào thôn khó gặp người dân lắm. Nhà nhà lên đồi phát cỏ cây, phải tối mịt mới về”. Chuyện là trước khi đi, chúng tôi có hẹn trước muốn gặp vài hộ dân trồng rừng giỏi trong thôn. Trưởng thôn Lý Tờ Lùng nói: trước kia, bà con ở đây chỉ trồng sắn, trồng ngô.

Một số hộ thường xuyên hết gạo tháng giáp hạt. Với lợi thế đất đồi nhiều, phì nhiêu, thôn đã thực hiện mô hình dân vận khéo “Vận động nhân dân trồng rừng, chăm sóc rừng”. Bởi vậy, vài năm trở lại đây, thôn đã phát triển mạnh rừng trồng. Năm 2017, thôn trồng mới 30 ha, năm 2018 trồng mới 28 ha và năm 2019 trồng mới trên 40 ha. Đây chính là cây trồng chủ lực của bà con nhân dân trong thôn. Hiện nay, nhà nhà trồng rừng, người người chăm sóc rừng. Nhà ít cũng vài ba ha, nhiều lên đến vài chục. Đơn cử, như gia đình các ông: Tráng Xào Dùng có trên 33 ha, Sùng Thèn Giáo trên 20 ha, Lý Tiến Bần 17 ha... 

Trưởng thôn Lùng chia sẻ: “Ban đầu vận động bà con cũng khó. Bà con bảo trồng rừng lâu được thu. Chúng tôi, những người cán bộ, đảng viên trong thôn tiên phong làm trước, cộng với những tấm gương của các hộ đã trồng rừng trước đó, bà con dần thay đổi. Giờ đây, trồng rừng và chăm sóc rừng đã trở thành phong trào của thôn. Nhà nào có ít đất, họ chăm sóc xong vườn nhà họ, họ đi làm công cho hộ nhiều rừng. Công phát đồi từ 250 - 300 nghìn/ngày. Công cao, bà con đua nhau đi làm. Vậy nên, giờ vào thôn không gặp ai ở nhà đâu”.  


Nhân dân thôn Khuổi Lầy, xã Linh Phú (Chiêm Hóa) thi công công trình sân bê tông nhà văn hóa thôn. 

Cách đây vài năm, tại thôn Bản Tát, xã Tri Phú mỗi năm mùa mưa đến, người dân khổ sở với con đường vào thôn. Khi được Nhà nước hỗ trợ xi măng, thôn đã vận động bà con góp tiền, góp công bê tông hóa tuyến đường. Sau 5 năm, tuyến đường vào thôn dài hơn 3 km đã bê tông quá nửa. Năm 2018, người dân tiếp tục chung tay góp sức xây dựng nhà văn hóa. Dân số ít, số tiền đóng góp cao, nhưng không có hộ nào phản đối. Theo ông Hoàng Văn Chấn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bản Tát: “Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và còn có vai trò quan trọng của cán bộ, đảng viên trong thôn trong công tác dân vận khéo”.

Hằng năm, Chi bộ Bản Tát đều họp bàn, thống nhất xây dựng mô hình dân vận khéo để thực hiện, với nội dung cụ thể, như vận động nhân dân bê tông hóa đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, vệ sinh đường làng... Chị Bàn Thị Tiên, thôn Bản Tát chia sẻ: “Do thôn ít dân, nên mỗi lần đóng góp xây dựng, bà con phải đóng số tiền khá cao. Tuy nhiên, chúng tôi đã làm được và chúng tôi còn làm được nhiều hơn nữa. Sự thành công này, chính từ sự đầu tàu, gương mẫu của những người cán bộ, đảng viên trong thôn. Đơn cử như chuyện làm nhà văn hóa, ngoài đóng góp chung, đồng chí trưởng thôn đã mang gỗ của nhà đến ủng hộ đóng bàn ghế ngồi cho bà con”. 

Năm 2018, thôn Nhân Lý, xã Bình Nhân lắp đặt được 2,8 km đường điện thắp sáng đường quê. Đây là thôn đầu tiên của xã xây dựng tuyến đường điện thắp sáng. Bí thư Chi bộ Hoàng Thị Tư cho biết: Thôn có 82 hộ, hơn 90% người dân tộc thiểu số. Trong xây dựng tuyến đường điện thắp sáng, cán bộ, đảng viên tiên phong nộp tiền trước, chỉ 1 tháng, thôn đã đóng góp đủ tiền, xây dựng hoàn thiện tuyến đường điện. Ngoài ra, người dân còn tích cực bê tông hóa đường giao thông, lắp đặt kênh mương. Không chỉ tích cực tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở, người dân Nhân Lý còn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bình quân mỗi năm, thôn giảm từ 2-4 hộ nghèo, giảm hộ nghèo của thôn xuống còn 28 hộ hiện nay.

Sức lan tỏa sâu rộng


Chị Ma Thị Hoài, dân tộc Tày, thôn Khuôn Thẳm,
xã Tân Mỹ chăm sóc vườn cây keo.

Chị Triệu Thị Hương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng khối dân vận xã Tri Phú cho biết: Xã có 100% thôn đều có đồng bào DTTS. Là xã 135 nên những năm qua, địa phương được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, không phải vậy mà người dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Điều này có được do hằng năm khi xây dựng nghị quyết lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy coi trọng và làm tốt công tác dân vận.

Theo đó, mỗi thôn đăng ký, xây dựng mô hình dân vận khéo phù hợp. Các thôn đã phát huy hiệu quả vai trò người uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động. Các mô hình dân vận khéo được các thôn, tổ chức chính trị - xã hội của xã cụ thể hóa trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Trong xây dựng nông thôn mới, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể lựa chọn mô hình “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng tuyến đường hoa, xây dựng tuyến đường tự quản, xây dựng tuyến đường điện, bê tông hóa đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao…

Chiêm Hóa có 25 xã và 1 thị trấn, trong đó có 15 xã với 180 thôn vùng sâu, vùng xa. Toàn huyện có hơn 132.000 người, đồng bào DTTS chiếm 78%. Đồng chí La Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Chiêm Hóa cho biết, gần dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận chính là bí quyết của những người cán bộ làm dân vận ở vùng DTTS. Họ không chỉ dừng lại ở việc gương mẫu, lắng nghe, tiếp thu mà họ còn tập trung vào việc vận động, thuyết phục, phát huy sức mạnh từ những người dân; thực hiện đại đoàn kết từ cơ sở, từ cộng đồng dân cư, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Hiện nay, toàn huyện đã và đang duy trì thực hiện hơn 5.000 mô hình dân vận khéo, trong đó có 2.630 mô hình “Dân vận khéo” đăng ký mới năm 2019. Các mô hình dân vận khéo đã tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định kinh tế của người dân, nhất là các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục