Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều cơ chế, chính sách, ưu đãi, thu hút, nhằm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.

Cùng với sự sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn quy mô, đa dạng về hình thức tổ chức, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chế độ sở hữu. Sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài nhà nước là phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp đã khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của quê hương cách mạng, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế để sớm đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.

Thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về "Tăng cường công tác xây dựng đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân  và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", và Kết luận số 80 - KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07- CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) trong tình hình mới” công tác xây dựng Đảng trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tính đến 31/8/2018 toàn tỉnh hiện có 1.462 công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Chia theo loại hình cụ thể như sau: 98 doanh nghiệp tư nhân, 631 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 521 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, 182 công ty cổ phần, 09 công ty 100% vốn nhà nước, 16 đơn vị kinh tế trực thuộc công ty Nhà nước, 05 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn đăng ký là 13.997.33 tỷ đồng.

Dây chuyền sản xuất giấy tại Công ty cổ phần Giấy An Hòa.

Như vậy, trong tổng số 1.462 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì có tới 1.432 doanh nghiệp ngoài nhà nước nhưng mới chỉ thành lập được 37 chi bộ, đảng bộ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước (gồm 11 đảng bộ, 26 chi bộ). Tổng số đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 991 người ( từ đầu năm 2018 đến nay đã kết nạp thêm được 27 đảng viên). Từ con số này cho thấy, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức Đảng vẫn còn chưa cao, số lượng đảng viên chưa nhiều. Nguyên nhân là do nhiều chủ doanh nghiệp chưa thiết tha và chưa thực sự coi trọng tổ chức Đảng, sợ mất nhiều thời gian dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Song việc thành lập được các tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bước đầu là điều kiện thuận lợi để giúp tổ chức đảng từng bước thể hiện được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng trong việc tuyên truyền, vận động các thành viên trong công ty, doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, điều lệ và quy định, quy chế của công ty, doanh nghiệp. Tham gia xây dựng và lãnh đạo công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Khắc phục khó khăn trong phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp coi là nhiệm vụ trọng tâm. Từ năm 2010 đến nay, Đảng ủy khối đã ra 2 nghị quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng ngoài nhà nước gồm: Nghị quyết số 02, ngày 11/11/2011 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng trong phát triển sản xuất kinh doanh” và Nghị quyết số 15, ngày 2/6/2016 về “Nâng cao chất lượng hoạt động của cấp ủy”. Đảng ủy khối chủ động liên hệ với doanh nghiệp, thường xuyên rà soát tìm nguyên nhân, tâm tư nguyện vọng của chủ doanh nghiệp cũng như của công nhân; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức đảng hoạt động hiệu quả.

Công ty cổ phần Giấy An Hòa được thành lập năm từ 2002 và luôn là đơn vị đi đầu trong công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Ngay sau khi đi vào hoạt động việc “then chốt” được công ty được đặt ra là thành lập và xây dựng tổ chức Đảng. Công ty đã chủ động chuẩn bị điều kiện xin thành lập Đảng bộ. Tính đến tháng 9 năm 2018, Đảng bộ đã kết nạp được thêm 4 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên là 72 người. Nghị quyết Đảng bộ đưa ra mỗi năm sẽ bồi dưỡng hơn 02 quần chúng ưu tú tạo nguồn kết nạp Đảng.

Với sự nỗ lực của mình, trong quý III năm 2018, An Hòa đã vận hành liên tục hai dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy với công suất tối đa. Sản lượng bột giấy là 35.821 tấn (đạt 88,6% so với kế hoạch), sản lượng giấy là 30,325 tấn (đạt 111,9 % so với kế hoạch). Giá trị xuất khẩu hàng hóa (xuất khẩu giấy) là 2.543.929 USD. Công ty đảm bảo cho 838  người lao động có việc làm ổn định với lương bình quân là 6,6 triệu đồng/người/tháng.

Công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là vấn đề mới và khó nhưng bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì việc phát triển tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là cần thiết; nhằm đảm bảo đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trực tiếp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đảng viên thường xuyên và kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị, đề xuất của người lao động. Qua đó hạn chế các tranh chấp giữa người lao động với chủ doanh nghiệp.

Tuyenquang.arcmmp.com

Tin cùng chuyên mục