Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Kim Bình nhớ ngày đón Bác

Mảnh đất Kim Bình lịch sử tự hào được đón Bác Hồ, Trung ương Đảng cùng nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương đến ở và làm việc trong giai đoạn chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951). Lòng người Kim Bình và nhân dân toàn tỉnh vẫn vẹn nguyên ký ức về những ngày kháng chiến, vẹn nguyên niềm tin với Đảng, với Bác Hồ kính yêu.

Người dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa) xem các hình ảnh về những ngày diễn ra Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ II của Đảng tại Hội trường thôn Bó Củng.

Mảnh đất đặc biệt

Gọi là mảnh đất đặc biệt bởi lẽ trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng tại Tuyên Quang, ngoài Tân Trào (Sơn Dương), xã Kim Bình (Chiêm Hóa) là nơi được Bác Hồ, Trung ương Đảng lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của đất nước trong những năm kháng chiến. Mảnh đất này còn đặc biệt ở tấm lòng yêu nước kiên trung của những người dân nơi đây, họ đã cùng chở che, bảo vệ, tuyệt đối giữ bí mật và cùng đóng góp sức người, sức của để xây dựng căn cứ cách mạng.

Sự kiện quan trọng của Đảng ta trong những năm tháng ấy là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào tháng 2-1951. Đây là Đại hội đầu tiên của Đảng được tổ chức trong nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng là Đại hội duy nhất từ trước tới nay tổ chức ở một địa phương không phải Thủ đô Hà Nội.

Đại hội được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại khu rừng Nà Loáng, thôn Phú An, nay là thôn Bó Củng, xã Kim Bình. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 766.000 đảng viên của Việt Nam, Lào và Campuchia. Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan tới vận mệnh của cả dân tộc: Đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn; tổ chức Đảng Lao động Việt Nam; xây dựng ở Lào, Campuchia mỗi nước một đảng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi; bầu Ban Chấp hành Trung ương mới, đồng chí Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư...

Nơi đây còn chứng kiến nhiều sự kiện khác của Đảng ta trong những năm kháng chiến chống Pháp như: Đại hội Thống nhất Mặt trận Việt Minh, Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên - Việt), họp từ ngày 3 đến 7 - 3 - 1951.

Đại hội đã nhất trí đoàn kết các đảng phái, các đoàn thể và mọi cá nhân yêu nước để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và góp phần đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới; Hội nghị liên minh nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, họp ngày 11 - 3 - 1951; quyết định thành lập khối liên minh nhân dân ba nước, nhằm đoàn kết, đấu tranh giành độc lập, bảo vệ hòa bình thế giới; Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất…

Ông Hoàng Văn Bảo, thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình năm nay đã 80 tuổi, là một trong số ít những người còn lại ở Kim Bình chứng kiến những ngày Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II diễn ra. Mỗi khi nhắc đến năm tháng ấy, ánh mắt ông lại ánh lên niềm tự hào và kể rõ tường tận về những tháng ngày lịch sử của dân tộc. Ông Bảo kể rằng: Ngày đó, vì nhiệm vụ bảo đảm bí mật an toàn cho Đại hội, nên tất cả người dân trong làng đều không được biết về sự kiện này mà ai cũng nghĩ đó là buổi họp công trường lao động xã. Mãi sau này khi cách mạng thành công chính quyền địa phương mới cho biết.

Ngày ấy ông Bảo mới 14 tuổi, ký ức sâu đậm nhất trong ông là chứng kiến khu vườn nhà mình được sử dụng làm trụ sở làm việc của đồng chí Nguyễn Lương Bằng và kho thóc. Hàng ngày, gia đình ông Bảo nhận trách nhiệm phục vụ cơm nước cho các đồng chí cán bộ. Mỗi khi có việc vào họp bàn với Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Lương Bằng thường cho ông Bảo đi cùng vào khu vực hội trường.

Nhân dân các dân tộc dự Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình.
Ảnh: Thanh Trà

Ngày ấy, cả Kim Bình cũng chỉ có hơn chục nóc nhà, khi các cơ quan đến đóng trên địa bàn, số lượng người tăng đột biến. Nhưng với tấm lòng sắt son với Đảng, mỗi người dân Kim Bình đã cùng che chở, đùm bọc cho các cán bộ hoạt động cách mạng, đóng góp ngày công xây dựng cơ sở vật chất, thi đua lao động, sản xuất để cung cấp lương thực cho cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ. Tình cảm quân dân thắm thiết “như cá với nước”- ông Bảo nhớ lại.

Còn đối với ông Ma Quang Ngân, 84 tuổi, thôn Đồng Cột thì ký ức về những ngày tháng cùng các thanh niên trai tráng của các bản làng trong vùng ngày ngày chặt tre, xẻ gỗ cùng những thợ mộc ở miền xuôi dựng những căn nhà, căn lán làm trụ sở, nơi ở làm việc của Bác Hồ và các cơ quan Trung ương vẫn vẹn nguyên.

Ông Ngân nhớ lại, ngày ấy, toàn xã như một đại công trường. Để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ Đại hội, từ cuối năm 1950 nhân dân xã đã đóng góp ngày công xây dựng “Công trường Nguyễn Ái Quốc” (khu Đại hội) với phương châm chu đáo, an toàn, bí mật, theo đúng lời Bác Hồ căn dặn: “Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dưới đất bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì”.

Cơ sở vật chất cho Đại hội gồm gần 30 ngôi nhà và một hội trường lớn với kiến trúc giản tiện và trang nhã. Toàn bộ nhà cửa, hầm hào, đường đi lại đều được làm dưới tán cây rừng, kín đáo, bí mật nhưng vẫn thoáng đãng, khoa học, hiện đại, phù hợp với phong cảnh núi rừng chiến khu.

Tự hào vươn lên

Tự hào với truyền thống quê hương cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, năm 1951 đến nay, Đảng bộ tỉnh luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng, tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kỳ, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Trong năm qua, các cấp ủy đảng tập trung quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, đồng thời xây dựng chương trình hành động sát hợp thực tiễn, góp phần đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Thực hiện hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, hệ thống tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Từ 1 chi bộ đầu tiên được thành lập năm 1940 với 7 đảng viên, đến nay Đảng bộ tỉnh có 11 đảng bộ trực thuộc, 494 tổ chức cơ sở đảng, 3.487 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 52.387 đảng viên.

Cùng với đó, các cấp ủy đảng tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh gắn với thực hiện hiệu quả cao “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong Đảng, đồng thời tăng cường cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở theo hướng gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân. Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân và niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố, tăng cường. 

Một mùa xuân mới đã về nhân dân các dân tộc Tuyên Quang lại bồi hồi nhớ về những ngày đón Bác. Mừng xuân Đinh Dậu, mừng Đảng quang vinh 87 mùa hoa, nhân dân trong tỉnh vui mừng, phấn khởi với những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được, hân hoan trong niềm vui đón nhận Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình. 

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục