Tại Hội nghị, các đại biểu đã được thông qua Đề cương dự thảo Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật chăn nuôi và căn cứ Quyết định số 182 năm 2019 của Thủ tướng chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật trồng trọt, Luật chăn nuôi.
Hội nghị xin ý kiến trực tiếp vào nội dung dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết HĐND tỉnh.
Xét đề nghị của UBND tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu HĐND tỉnh Quyết nghị. Đối với phạm vị điều chỉnh, Nghị quyết này quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và quy định chính sách hỗ trợ cho việc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các cơ sở chăn nuôi thực hiện việc di dời hoặc chuyển đổi nghề hoặc tự chấm dứt hoạt động sản xuất chăn nuôi. Về đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân đang tham gia hoạt động sản xuất, chăn nuôi trước ngày 01/01/2020 (trừ động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường) thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi phải di dời trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quy định các khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi. Đối với chăn nuôi trâu, bò, ngựa có quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi dê quy mô chăn nuôi thường xuyên từ 50 con trở lên; chăn nuôi lợn quy mô chăn nuôi thường xuyên lợn thương phẩm từ 100 con trở lên hoặc chăn nuôi lợn nái sinh sản từ 20 con trở lên; chăn nuôi gia cầm thường xuyên từ 500 con trở lên… Nội dung chính sách hỗ trợ như hỗ trợ thuê đất tại địa điểm mới; hỗ trợ tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị; hỗ trợ lãi suất vay đầu tư xây dựng cơ sở mới; hỗ trợ người lao động trong thời gian ngừng sản xuất hoặc đối với cơ sở tự chấm dứt hoạt động sản xuất, thời gian thực hiện 5 năm từ 2020-2025.
Đại biểu thảo luận tại hội nghị.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh đã lắng nghe, ghi nhận và cân nhắc tiếp thu kỹ lưỡng những ý kiến góp ý của các đại biểu để khi Nghị quyết được ban hành, Luật Chăn nuôi có hiệu lực phải có hiệu quả, đi vào cuộc sống, thúc đẩy sản xuất, ngành chăn nuôi phát triển bền vững ở địa phương, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường./.
Gửi phản hồi