Hội nghị họp bàn giải pháp tăng cường phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi.
Thời gian qua, UBND huyện Chiêm Hóa đã triển khai ban hành các văn bản chỉ đạo đến UBND các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn và thành viên BCĐ để triển khai thực hiện công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Đến thời điểm ngày 21/5/2019 trên địa bàn xã Vinh Quang đã xuất hiện lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi với tổng số 65 con; ngoài ra trên địa bàn xã còn xuất hiện lợn chết tại 1 số hộ chăn nuôi nguyên nhân nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Tại các xã Kim Bình, Bình Nhân, Tân Mỹ số lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên 90 con tại 6 hộ chăn nuôi. Ngay khi có báo cáo tình trạng lợn chết do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị và UBND xã Vinh Quang triển khai một số giải pháp cấp bách, trong đó đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ số lợn hiện đang nuôi tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thái, thôn Vĩnh Bảo; các cơ quan Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm Chăn nuôi và Thú y cung cấp hóa chất để phục vụ công tác tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc, khử trùng trên địa bàn thôn Vĩnh Bảo xã Vinh Quang; xã Kim Bình, xã Bình Nhân và tổ chức kiện toàn 2 chốt kiểm dịch tại các xã Vinh Quang, Kim Bình; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh; vận động hộ chăn nuôi cam kết thực hiện nghiêm “5 không” trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, đó là: Không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết môt, tiêu thụ lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường, không xử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt. Tạm dừng việc mua bán, vận chuyển lợn trên toàn địa bàn; nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển lợn ra vào thôn Vĩnh Bảo, xã Vinh Quang.
Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu kết luận tại Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Đối với UBND các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi; tổ chức thành lập chốt kiểm tra, giám sát kiểm soát nghiêm nghặt việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn vào địa bàn. Riêng đối với xã Vinh Quang nghiêm cấm việc vận chuyển lợn, sản phẩm thịt lợn ra ngoài địa bàn. Tổ chức thông tin tuyên truyền liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người chăn nuôi trong phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan; thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, kịp thời phù hợp về diễn biến dịch bệnh, cách nhận biết dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dich tả lượn châu phi; Hướng dẫn người chăn nuôi tập trung áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên sát trùng, tiêu độc, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; kịp thời phát hiện, khai báo và tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn nghi bị mắc bệnh trong vòng 24 giờ kể từ lúc phát hiện lợn bệnh; Hướng dẫn người chăn nuôi, hộ buôn bán, giết mổ lợn cam kết thực hiện triệt để “5 không” Không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết môt, tiêu thụ lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường, không xử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt. Tổ chức giám sát chặt chẽ đàn lợn chăn nuôi tại thôn, hộ chăn nuôi đảm bảo phát hiện kịp thời dịch bệnh ngay khi mới phát sinh; tổ chức xử lý triệt để không để dịch bệnh lây lan; Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển lợn ra, vào địa bàn; giám sát chặt chẽ nơi mua, bán, giết mổ, trung chuyển lợn, thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, sau mỗi ca giết mổ lợn; Tổ chức các biện pháp phòng, chống, dịch bệnh, thành lập các đội kiểm soát lưu động để tổ chức giám sát việc kinh doanh, mua bán, giết môt lợn trên địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện lấy mẫu giám sát bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo quy định. Các cơ quan chuyên môn theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi; chủ động chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thuốc tiêu độc khử trùng phục vụ công tác phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra; phối hợp với các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn phân công, bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân vận chuyển, mua bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn; tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại và nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch bệnh đảm bảo phát triển chăn nuôi.
Gửi phản hồi