Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hoá: Khảo sát xây dựng đề án xây dựng Làng văn hoá cộng đồng thôn Biến gắn với du lịch quần thể các hang động xã Phúc Sơn

Ngày 11/4 các đồng chí: Hà Đức Tập, Phó Bí thư TT Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Hồng Hà, uỷ viên BCH Đảng bộ huyện, Phó chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của huyện và lãnh đạo  xã Phúc Sơn đã đi khảo sát tại một số hang động, rừng nguyên sinh thuộc thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn. Từ đó làm cơ sở để xây dựng Đề án xây dựng Làng văn hoá cộng đồng thôn Biến gắn với du lịch quần thể các hang động (Bó Ngoặng, Bản Pài, Châu Bạc) xã Phúc Sơn.

Một góc thôn Biến, xã Phúc Sơn nơi có nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Xã Phúc Sơn cách trung tâm huyện Chiêm Hoá gần 30km về phía Bắc. Đây là vùng đất có địa thế tương đối bằng phẳng, giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai mầu mỡ với những cánh rừng xanh mướt trải dài, sơn thuỷ hữu tình. Phúc Sơn có điểm du lịch sinh thái hấp dẫn là khu rừng nguyên sinh thôn Tầng, thôn Biến. Gần đó là 3 hang động còn vẻ nguyên sơ Bó Ngoặng, Thẳm Vài, Thẳm Hốc.

Khu rừng nguyên sinh thôn Biến, xã Phúc Sơn.

Hang Thẩm Vài là một hang lớn, nằm trên sườn núi dãy núi đá vôi thuộc thôn Phiêng Tạ, cao khoảng 40m so với chân núi. Cửa hang hình vòm cao, quay về hướng Nam chếch Tây, trông xuống một thung lũng rộng lớn có một con suối chảy qua. Chiều sâu của hang khoảng 700m đến 800m. Bề mặt nền hang khá bằng phẳng, rộng gần 1.000m, trần hang hình vòm đầy nhũ rủ, trong hang có nhiều nhũ đá tạo thành nhiều hình thù khác nhau, trong đó có những phiến đá tạo hình giống như những thửa ruộng bậc thang.

Các đồng chí lãnh đạo huyện khảo sát tại hang Chợ Khỉ, thôn Biến, xã Phúc Sơn.

Phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên. Tại khu vực gần cửa hang, mới đây các nhà khảo cổ đã tiến hành khảo sát thấy dấu tích của người nguyên thuỷ ở hầu hết các khu vực trong hang với nhiều công cụ lao động như công cụ chặt đập, công cụ nạo cắt, cuốc tay có đầu nhọn cùng một số đá nguyên liệu. Tất cả đều được chế tác từ những viên đá cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ... Loại hình công cụ ở lớp này mang đặc trưng công cụ văn hoá Hoà Bình.

Cửa vào hang Thẩm Nặm, thôn Biến, xã Phúc Sơn.

Cách hang Thẳm Vài khoảng 800m là hang Thẳm Hốc. Hang Thẳm Hốc có độ sâu gần 1km, trong hang có rất nhiều nhũ đá vôi rủ xuống, tạo thành nhiều những hình thù chim muông, hình dáng kỳ lạ. Động được xem như lâu đài của thạch nhũ với hàng nghìn khối nhũ đá muôn sắc, những cột nhũ đá óng ánh màu cẩm thạch trông thật hấp dẫn. Có những dải nhũ đá rủ xuống trông như những bức rèm mềm mại, lại có những khối đá được tự nhiên đẽo gọt trông tựa như một pho tượng trầm mặc...Nằm song song với hang Thẳm Vài và Thẳm Hốc, hang Bó Ngoặng thuộc thôn Bó Ngoặng lại thu hút du khách bởi những mỏ nước ngầm được chảy ra từ trong lòng hang, dòng nước xanh mát chảy suốt bốn mùa. Vào mùa hè đến với điểm du lịch này thì thật là lý tưởng. Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những loài hoa rừng nở, nghe những âm thanh róc rách của nước chảy, tiếng chim hót, chiêm ngưỡng những nhũ đá với muôn hình kỳ thú, mà còn được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ ở đây.

Lãnh đạo huyện khảo sát kiến trúc bên trong hang Chợ Khỉ, thôn Biến, xã Phúc Sơn.

Với tiềm năng du lịch của khu hang động này, tháng 12/2007 UBND tỉnh đã có quyết định xếp hạng 3 hang đá này là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Khai thác tiềm năng phục vụ phát triển du lịch, ngoài ra còn một số hang động khác mà đoàn đã tiến hành khảo sát đó là hang chợ khỉ.

Khoảng không gian rộng bên trong hang Chợ Khỉ thôn Biến, xã Phúc sơn.

Ngay sau cuộc khảo sát này sẽ là cơ sở để đưa điểm du lịch này vào phục vụ phát triển du lịch của địa phương, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư đầu tư vào quy hoạch, xây dựng thành tour, tuyến nối với các tua tuyến du lịch trong tỉnh phục vụ du khách. Song song với thực hiện khảo sát xây dựng đề án xây dựng làng văn hoá cộng đồng thôn Biến xã Phúc Sơn gắn với du lịch quần thể các hang động xã Phúc Sơn huyện Chiêm Hoá còn triển khai Đề án xây dựng điểm dừng chân Đèo Gà gắn với du lịch cộng đồng (Homestay) tại xã Tân Thịnh. Xây dựng kế hoạch xuất bản tập gấp, băng đĩa hình giới thiệu quảng bá du lịch huyện Chiêm Hoá.  Và quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, tổ chức các lễ hội truyền thống, quảng bá các sản vật đặc trưng như Rượu chuối Kim Bình; mắm cá ruộng Cổ Linh; Bánh gai Chiêm Hóa..., phối hợp với các cơ quan đơn vị quản lý, khai thác du lịch tổ chức, xây dựng các tua, tuyến du lịch như: du lịch lòng hồ, du lịch lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái; Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia mở dịch vụ du lịch tại gia đình, thôn bản, khôi phục các loại hình văn hóa đặc trưng của dân tộc. Huyện cũng đẩy mạnh, đào tạo nguồn nhân lực quản lý, lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên du lịch, tổ chức tập huấn cho các trưởng thôn, bản các đoàn thể, đội văn nghệ các xã có triển vọng làm du lịch./.

Ngọc Hiển - Quang Huy

Tin cùng chuyên mục