Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Hợp tác phát triển du lịch: Động lực để Việt Bắc bứt phá

Năm 2008, Hội nghị Xúc tiến tuyến du lịch đường thủy Bắc Mê - Nà Hang - Ba Bể giữa 3 tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn đã được tổ chức tại huyện Bắc Mê (Hà Giang), khởi đầu cho các sự kiện liên kết hợp tác phát triển du lịch của khu vực Việt Bắc.

Bắt đầu từ đây, chương trình “Qua những miền di sản” lần lượt được tổ chức tại các tỉnh: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Từ những hoạt động ban đầu như liên hoan nghệ thuật và trình diễn các trang phục dân tộc; giới thiệu một số nét sinh hoạt văn hóa của các dân tộc; thi đấu các môn thể thao; triển lãm ảnh miền đất và con người... Chương trình “Qua những miền di sản” từng bước chuyên nghiệp hóa, mở rộng thêm các hoạt động như thi thuyết minh viên giỏi, thanh lịch; khảo sát tại các khu, điểm du lịch tiêu biểu của 6 tỉnh với lộ trình theo tuyến du lịch: Bắc Kạn - Cao Bằng - Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên - Lạng Sơn. Qua đó đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong công tác tuyên truyền quảng bá, đã giới thiệu quảng bá những đặc trưng văn hóa, thế mạnh du lịch vùng khu vực Việt Bắc, tạo ra những hiệu ứng đáng kể trong hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh. 

Tân Trào, một trong những điểm đến hấp dẫn trong chuỗi du lịch lịch sử, văn hóa với thương hiệu “Thủ đô Kháng chiến”. Trong ảnh: Một góc xã Tân Trào, Sơn Dương. Ảnh: Việt Hòa

Tổng số khách du lịch đến 6 tỉnh giai đoạn 2009 - 2015 là gần 33 triệu lượt khách. Trong đó lượng khách du lịch đến tỉnh Lạng Sơn là hơn 10,6 triệu lượt chiếm đến 32% trong tổng số khách đến vùng, tiếp đến là tỉnh Thái Nguyên là trên 8,7 triệu lượt khách, chiếm 27%; còn lại là khách du lịch đến tỉnh Tuyên Quang là 5,5 triệu lượt khách, chiếm 17%, Hà Giang là 3,2 triệu lượt khách, chiếm 10%, Cao Bằng là 3,1 lượt khách, chiếm 10%; Bắc Kạn là 1,5 triệu lượt, chiếm 5%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2009 - 2015 là 16%/năm. Riêng khách du lịch quốc tế đến địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 1,7 triệu khách và Hà Giang đạt 662 nghìn khách, chiếm số lượng lớn nhất. Tổng thu xã hội du lịch đạt trên 16.300 tỷ đồng.
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các tỉnh cũng đã có bước phát triển. Tính đến hết tháng 7 - 2016 trên địa bàn 6 tỉnh đã có gần 1.200 cơ sở lưu trú, trong đó có 270 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao. Thông qua các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, các tỉnh đã thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở vật chất chuyên ngành, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, điển hình như các dự án: Xây dựng và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các tỉnh đến 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng Công viên địa châất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Tuyên Quang), Quy hoạch xây dựng Khu du lịch Ba Bể (Bắc Kạn); Khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Cao Bằng)...

Trên địa bàn các tỉnh đã có nhiều dự án xây dựng khách sạn đạt chuẩn từ 3 - 4 sao của một số doanh nghiệp lớn, như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh, Saigon tourist, Panhou...v.v. Tổng mức đầu tư vào lĩnh vực du lịch từ các nguồn vốn cho hoạt động du lịch 6 tỉnh giai đoạn 2009 - 2016  đạt trên 25.000 tỷ đồng. Qua 8 năm xây dựng, các tỉnh đã tập trung phát triển được chuỗi sản phẩm du lịch liên vùng. Trong đó du lịch lịch sử, văn hóa với thương hiệu “Thủ đô Kháng chiến” theo chuỗi Pác Bó (Cao Bằng) - Tân Trào (Tuyên Quang), ATK Định Hóa, Chợ Đồn, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang)... Du lịch sinh thái theo chuỗi: Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn) -  Khu du lịch sinh thái Nà Hang (Tuyên Quang) - Khu di tích thiên nhiên Bắc Mê (Hà Giang) - Khu du lịch sinh thái hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)... 

Du lịch tâm linh theo chuỗi: Chùa Tam Thanh (Lạng Sơn) - chùa Thiêng Thác Vàng (Thái Nguyên) - chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc (Cao Bằng) - chùa Thạch Long (Bắc Kạn) - Đền Thượng (Tuyên Quang) - chùa Sùng Khánh (Hà Giang)... Du lịch cộng đồng có chuỗi Tân Lập (Tuyên Quang) - Nà Trào (Hà Giang) - Pác Ngòi (Bắc Kạn) - Pắc Rằng (Cao Bằng) - Quỳnh Sơn (Lạng Sơn) - Thái Hải (Thái Nguyên). Du lịch khám phá có chuỗi Cao nguyên địa chất Đồng Văn (Hà Giang) - Công viên địa chất Nà Hang (Tuyên Quang)...    

Ông Trần Đức Quý,Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa đến với khách du lịch

Lễ hội Thành Tuyên có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các tỉnh lân cận, đặc biệt đối với tỉnh Hà Giang. Năm nay, Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức gắn với Chương trình hợp tác phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” là cơ hội để quảng bá du lịch 6 tỉnh một cách làm hiệu quả. Tỉnh Hà Giang đã chuẩn bị chu đáo các nội dung để tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình như: Biểu diễn trang phục dân tộc Mông, Lô Lô; trưng bày, giới thiệu ẩm thực của địa phương… Đây là cơ hội tốt để Hà Giang cũng như các tỉnh trong khu vực quảng bá giá trị văn hóa đến với khách du lịch.

Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn

Góp phần quảng bá hình ảnh đất và người việt Bắc

Tập trung hợp tác đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cho toàn vùng đang là nhiệm vụ quan trọng của các tỉnh. Trong đó thu hút nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, hướng dẫn viên du lịch sử dụng ngoại ngữ tốt và am hiểu về lịch sử, văn hóa, địa lý của địa phương. Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về du lịch; đồng thời mở các lớp tập huấn du lịch cho người dân, người hành nghề du lịch. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Việt Bắc đến với đông đảo du khách trong nước và ngoài nước.

Ông Trương Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng

Tạo chuỗi sản phẩm du lịch liên vùng

Qua các năm, chương trình hợp tác du lịch của 6 tỉnh đã có bước đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, từng bước đáp ứng được nhu cầu về phát triển du lịch của các tỉnh thành viên. Mong rằng, thời gian tới đây, các tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, phối hợp trong việc xây dựng chiến lược phát triển, cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục hỗ trợ phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch vừa mang thương hiệu đặc trưng mỗi vùng, có sức hút, sức cạnh tranh cao, đồng thời gắn kết chặt chẽ tạo thành chuỗi các sản phẩm du lịch, để du khách có thể trải nghiệm những nét đặc trưng nhất của mỗi vùng miền Việt Bắc khi được đặt chân đến mỗi địa phương.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên

Xây dựng chiến lược quảng bá quy mô lớn

Xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch trên quy mô lớn và có tác dụng sâu rộng luôn là đòn bẩy để ngành kinh tế du lịch phát triển. Các tỉnh đặt trọng tâm vào xây dựng thương hiệu du lịch, lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch theo phân đoạn thị trường và tập trung có tiêu điểm. Thời gian tới các tỉnh trong vùng tiếp tục tăng cường đa dạng hóa các kênh thông tin, gắn kết chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch. Phối hợp xây dựng bộ ấn phẩm quảng bá chung, logo hay slogan mang đặc trưng riêng của du lịch 6 tỉnh.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn)

Liên kết hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch

Việc liên kết hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch vùng của 6 tỉnh đã kết nối các tour, tuyến, điểm, khu du lịch. Qua đó phát triển đa dạng các loại hình du lịch sẵn có và phân khúc thị trường khác nhau của từng địa phương. Mong rằng trong thời gian tới, 6 tỉnh khu vực tiếp tục hình thành những “mắt xích” mới, kết nối không gian du lịch của từng vùng miền. Đồng thời xây dựng và bổ sung cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án du lịch mang tầm cỡ cho vùng.

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục