Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Thác lụa, xã Hòa Phú - điểm du lịch sinh thái tương lai

Hoà Phú là một trong ba xã của huyện Chiêm Hoá có dải núi Cham Chu chạy qua, bên cạnh việc cung cấp cho nhân dân nơi đây các sản phẩm tự nhiên của rừng, núi Cham Chu còn tạo ra những thác nước rất đẹp tạo ra những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đó chính là Thác Lụa (hay còn gọi là Tát Lụa).

Từ UBND xã Hoà Phú đi ngược theo đường Chiêm Hoá khoảng 2km đến ngã ba Lang Chang sau đó rẽ trái từ ngã ba Lang Chang đi khoảng 3km đến nhà văn hoá Thác Ca, tiếp tục rẽ trái theo đường bê tông khoảng hơn 1km đến chân núi và từ đây đi bộ khoảng 8km men theo dòng suối đến chân Tát Lụa.

Thác Lụa là dòng thác chảy từ trên núi Cham Chu xuống, được phân cấp thành 3 tầng lớn và men theo những khe núi chảy về một số thôn của xã Hoà Phú. 3 tầng của thác trông như những dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh thẳm của núi rừng đại ngàn. Thác ở đây không ồn ào, hùng vĩ như những dòng thác ở nơi khác mà hiền hoà, êm đềm chảy men theo các khe núi, nước trong xanh, hai bên bờ là cây xanh và đá tảng tạo nên một khung cảnh rất thơ mộng và lãng mạn. Tính từ núi Cham Chu xuống tới các thôn bản của xã Hoà Phú dòng thác có chiều dài khoảng 20km, được tạo bởi 3 tầng thác chính, tầng thứ nhất được gọi là Tát Cao, tầng thứ hai được gọi là Tát Vóc và tầng thứ ba là Tát Lụa, phần còn lại là dòng nước chảy thành suối ở một số thôn ở xã Hoà Phú.

Tát Cao chảy từ núi Cham Chu xuống, đây là dòng chảy từ khe núi hẹp nên dòng thác không lớn về bề ngang, dòng thác hiền hoà chảy rồi bất ngờ đổ từ trên đỉnh núi xuống trông xa giống như một dải lụa mầu trắng dài khoảng hơn 30m chiều cao, Tát Cao cách Tát Lụa khoảng 3km. Tát Vóc là tát cũng chảy từ trên núi Cham Chu xuống song song với Tát Cao nhưng ở độ thấp hơn Tát Cao, cách Tát Lụa khoảng 2km. Tát Vóc không có dòng thác chảy mạnh như Tát Cao và Tát Lụa mà chảy men theo các khe núi rồi hoà vào Tát Cao. Tính theo hướng chảy của dòng thác ta có thể hình dung ra dòng Tát Cao chảy ở phía bên phải và Tát Vóc chảy ở phía bên trái. Khi cách Tát Lụa khoảng 1km thì hai dòng thác này hoà vào làm một và hình thành nên Tát Lụa. Như vậy có thể nói Tát Lụa là sự hợp và hoà quyện giữa Tát Cao và Tát Vóc. Tát Lụa có độ cao khoảng hơn 20m có bề rộng khoảng hơn 5m trông giống như một dải lụa mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này. Dưới chân Tát Lụa hình thành một vực nước trong xanh và mát rượi.

Thác Lụa, thôn Thác Ca, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

 Nếu ai yêu thích mạo hiểm có thể khám phá bí ẩn của hang núi nằm ở phía sau Tát Lụa. Có nhiều câu chuyện liên quan đến hang ở chân Thác lụa. Các cụ già ở xã Hoà Phú kể rằng: Vào thời đánh giặc cờ đen bên trong hang núi đặt hai cái chum đựng kho báu và vũ khí,  trên chum đặt một thanh gươm quý  không ai được phép lấy thanh gươm vì chỉ cần chạm vào chiếc chum thanh gương sẽ tự soay và không cho phép ai được đụng vào nó. Nhưng sự tích vì sao có thanh gươm và mang ý nghĩa gì thì không còn ai nhớ chính xác và ngày nay sự linh thiêng, huyền bí đó được người dân nơi đây lưu truyền và kể lại cho con cháu nghe. Song lại có câu chuyện cho rằng: ở trong hang dưới chân thác nước có một con hổ cái mầu trắng sống ở trong hang, vào những đêm trăng sáng hổ biến thành một cô gái xinh đẹp đi ra ngoài dạo chơi, nếu bị ai phát hiện sẽ lập tức biến thành con hổ và chạy vào hang núi để ẩn trốn.

Rừng núi, bản làng, đất đai nơi Tát Lụa chảy qua từ bao đời đã tạo nên một bản sắc văn hoá của dân tộc Tày, Dao dưới chân núi Cham chu. Người Dao sống gắn bó với núi rừng, vừa có kinh nghiệm canh tác trên nương vừa có kinh nghiệm canh tác ruộng bậc thang. Người Tày ngoài trồng lúa nước lại có tài bắt cá, hái lượm và đan lát. Đôi tay khéo léo của người phụ nữ Tày có thể dệt vải may quần áo, dệt những tấm mành cọ độc đáo, đan lát những vật dụng trong gia đình rất đẹp mắt và hữu ích…

Với những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng, trong tương lai nếu được quan tâm và đầu tư thích đáng Thác Lụa sẽ trở thành một điểm du lịch sinh thái văn hoá hấp dẫn, thu hút nhiều khách thập phương về tham quan và nghỉ dưỡng.  Theo kế hoạch, năm 2014 Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa  sẽ đề nghị Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ khoa học công nhận Thác Lụa, thôn Thác Ca, xã Hòa Phú là danh thắng cấp tỉnh.

Thanh Minh - Phòng VH & TT xổ số trực tuyến kiên giang

Tin cùng chuyên mục