Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Gieo chữ trên bản Mông

Dạy học ở điểm trường đã vất vả, dạy học ở các điểm trường vùng cao lại càng vất vả hơn. Trong điều kiện học tập thiếu thốn, cơ sở vật chất phục vụ học tập chưa đáp ứng đủ, việc đi lại của các em học sinh cũng rất khó khăn…Tuy nhiên, bằng niềm tin và trách nhiệm của người đứng trên bục giảng, các thầy, cô đã cố gắng bám trường, bám lớp, miệt mài “gieo” con chữ cho các em, cố gắng đưa sự nghiệp giáo dục ở miền núi xích lại gần hơn với miền xuôi.

Để mang con chữ đến với các em nhỏ ở bản Mông Khuôn Thẳm, hàng ngày thầy giáo Phạm Văn Phùng, giáo viên trường Tiểu học Tân Mỹ phải vượt quãng đường rừng đèo, dốc gần 10km. Lớp ghép của thầy Phùng năm học này chỉ có 6 học sinh theo học ở 2 trình độ là lớp 1 và lớp 3. Do nhà lớp học xuống cấp chưa được sửa chữa, nên hiện thầy và trò đang phải học nhờ ở nhà văn hóa thôn. Học ở điểm trường thôn đã là điều thiệt thòi đối với các em mà học lớp ghép lại càng thiệt thòi hơn gấp nhiều lần. Trong 1 giờ học, trong khi thầy giáo dạy cho các em lớp 1 đánh vần, thì các anh chị lớp 3 sẽ tự làm bài tập và ngược lại, khi thầy giảng bài cho các anh chị lớp 3 thì các em lớp 1 sẽ tập viết. Cứ thế, trong 1 giờ học thầy giáo giống như con thoi đi lại giữa 2 đầu lớp học. Thầy Phùng cũng chia sẻ, riêng đối với các em học sinh lớp 1 ở đây, để đảm bảo các em có thể nắm vững kiến thức anh vẫn phải dạy theo chương trình sách giáo khoa cũ. Vất vả là vậy, nhưng cả thầy và trò đều cố gắng, thậm trí ngoài dạy chữ thầy giáo còn dạy cho các em kỹ năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông; tổ chức cho các em một số hoạt động vui chơi ngoài giờ.

Lớp học ghép của thầy giáo Phạm Văn Phùng phải học nhờ tại nhà văn hóa thôn.

Nắn nót viết từng con chữ theo sự hướng dẫn của thầy giáo, cậu bé Lý Khánh Trung – học sinh lớp ghép 1-3, Điểm trường thôn Khuôn Thẳm, xã Tân Mỹ cho biết, ước mơ sau này của con là trở thành người chiến sỹ công an nên giờ con phải học thật giỏi. Cũng giống như bạn của mình, cậu bé Lý Khánh Kiệt, cũng có ước mơ trở thành cảnh sát. Cạnh lớp ghép 1-3 của thầy Phùng là lớp mẫu giáo của cô giáo Quan Thị Huyên. Lớp của cô Huyên có 16 cháu ở 4 lứa tuổi, từ 2 đến 5 tuổi. Nhà cô Huyên ở thôn Nà Giàng, cách điểm trường gần 15km, đây là năm đầu tiên cô Huyên được phân công vào phụ trách lớp học. Cô Huyên chia sẻ: Những ngày mới vào đây đi trên con đường đất vào thôn gặp hôm trời mưa thực sự cũng cảm thấy nản lòng. Tuy nhiên, khi nhìn thấy những ánh mắt hồn nhiên, vô ư của các em, cô lại thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không có khu vui chơi giành riêng cho trẻ, ở lớp học của cô Huyên cũng vẫn thiếu đồ dùng dạy học.

Giờ vui chơi của các cháu mầm non của cô giáo Quan Thị Huyên.

Nằm cách biệt giữa một vùng đồi núi, bản người Mông Khun Thẳm của xã Tân Mỹ, huyện Chiêm Hóa chỉ có 25 hộ, 100% số hộ là đồng bào dân tộc Mông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Do địa hình đồi núi, để vào thôn chỉ có duy nhất con đường độc đạo vượt đèo Lai theo đường mòn qua núi. Đây cũng là 1 trông những thôn bản khó khăn nhất của huyện Chiêm Hóa hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Giao thông đi lại khó khăn, để đi học tiếp lên THCS và THPT các em phải vượt đèo Lai sang xã Phúc Sơn và xã Minh Quang để học. Khó khăn là vậy nhưng nhiều em vẫn nỗ lực theo học lấy con chữ. Gia đình Sùng Thèn Giáo, được coi là gia đình hiếu học của thôn, anh chị có 5 người con thì hiện 4 người đều đã học hết 12, còn con gái út đang học lớp 11, trường THPT Minh Quang. Gia đình hiện đang lo thủ tục để con trai đi du học Nhật Bản theo diện vừa học vừa làm. Anh Lý Tà Lùng, trưởng thôn chia sẻ, trước đây đời sống khó khăn, lại phải đi học xa nên hầu hết các em chỉ học được hết lớp 5 tại điểm trường thôn là bỏ học. Nhiều năm trở lại đây, tình trạng con em bỏ học giữa chừng đã giảm hẳn, có nhiều em đã tốt nghiệp THPT và đi học các trường nghề, đi làm công nhân ở các Công ty. Mong muốn lớn nhất của bà con trong thôn hiện nay đó là có điện lưới Quốc gia và có đường giao thông thuận lợi để bà con phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho con em được đến trường học tập.

Mỗi ngày ở bản Mông vẫn trôi qua yên bình, cậu bé Lý Khánh Trung, Lý Khánh Kiệt vẫn ngày ngày cùng các bạn đến lớp học con chữ, để ước mơ của các em sớm trở thành hiện thực./.

 

Hồng Nhung - Huy Dương

Tin cùng chuyên mục