Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Sức cuốn hút từ những đồ dùng, đồ chơi tự tạo

Trường Mầm non Xuân Quang (Chiêm Hóa) hiện có 15 nhóm lớp với 305 trẻ, các cháu luôn được đội ngũ giáo viên nhà trường chăm lo, quan tâm chăm sóc chu đáo. Các cô giáo của trường đã tích cực làm đồ dùng, đồ chơi góp phần phát triển trí tuệ, tư duy cho trẻ.

Để phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của giáo viên, mỗi năm học, các cô giáo đã tự làm hơn 300 loại đồ dùng, đồ chơi từ những phế liệu. Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hàng tháng, mỗi giáo viên tự làm ít nhất 2 đồ dùng, đồ chơi trở lên. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức chia theo nhóm, làm theo từng chủ đề, chủ điểm của tháng đang học, bởi vậy các lớp mẫu giáo 5 tuổi từ điểm trường chính đến các điểm trường ở thôn bản, lớp nào cũng tạo được “Góc siêu thị của bé”, “Góc xây dựng”, “Góc bé tập làm nội trợ”… trưng bày những đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú đầy sắc màu phục vụ cho công tác dạy và học của cô và trò. 

Học sinh lớp mẫu giáo 5 tuổi A học về môi trường xung quanh với mô hình sa bàn các con vật sống dưới nước. 

Từ những vật dụng đã qua sử dụng hay bỏ đi đã được giáo viên tận dụng và những đôi bàn tay khéo léo của các cô đã tạo nên những đồ dùng, đồ chơi đầy màu sắc, mang tính thẩm mỹ cao. Cô giáo Hà Thị Chiều, chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi A chia sẻ, khi sử dụng món đồ dùng, đồ chơi do mình tạo ra, giáo viên sẽ cảm thấy nội dung kiến thức cần truyền tải đến trẻ dễ hơn, được các em học sinh đón nhận hào hứng, nhiệt tình hơn, chất lượng giờ học được nâng lên rõ rệt. 

Cô giáo Ngô Thị Thu Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong phong trào làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, tập thể giáo viên của trường rất năng động và khéo léo. Từ những vỏ hộp sữa chua, các cô giáo có thể tạo ra bộ bàn ghế, từ vỏ chai nước ngọt được chế tác cho ra đời mô hình chiếc máy xay sinh tố, từ hộp đựng bánh quy cho ra đời chiếc trống, hay từ những chiếc vỏ ngao, vỏ trai được các cô gắn kết khéo léo thành con rùa, tôm, cua... để dạy cho các em học làm toán, học âm nhạc, nhận biết môi trường xung quanh... Tất cả các mô hình đều sống động và đẹp mắt. Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo không chỉ mang tới lợi ích cho việc học tập của các em học sinh mà còn giúp nhà trường tiết kiệm được kinh phí mua sắm đồ dùng, hơn nữa lại có độ an toàn cao hơn rất nhiều so với đồ chơi mua từ bên ngoài và góp phần hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh.

Chị Hà Thị Diễn, Hội trưởng Hội phụ huynh nhà trường tâm sự, các phụ huynh luôn sẵn sàng đóng góp, chia sẻ với các cô giáo khó khăn trong quá trình làm các đồ dùng, đồ chơi cho các cháu. Thông qua các đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở trường chị thấy con mình hứng thú hơn khi đi học, lúc về nhà cháu hoạt bát, nhanh nhẹn, có sự tiến bộ về cả thể chất và trí tuệ. Điều này khiến chị cũng như các bậc phụ huynh khác thấy yên tâm vì con em mình đang được học ở một môi trường giáo dục phù hợp. 

Phong trào làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở Trường Mầm non Xuân Quang đã hình thành cho giáo viên ý thức thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

 

Theo báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục