Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

“Bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất quý”; “phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình”.

Một buổi tuần rừng của tổ bảo vệ rừng thôn Cao Bình,
xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa).

Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ 3 cả nước, 422.473 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 233.205 ha, với nhiều loại lâm sản quý. Ông Nguyễn Bảo Anh, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, hiện lực lượng Kiểm lâm chỉ có 256 biên chế, tính trung bình, mỗi cán bộ kiểm lâm phải quản lý hơn 1.650 ha. Trong cuộc chiến bảo vệ rừng, nếu không có sự chung tay quản lý, bảo vệ từ chính cộng đồng, thì những cánh rừng của Tuyên Quang sẽ khó tránh khỏi mất mát. 

Rừng đặc dụng Tân Trào nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Sơn Dương, gồm: Tân Trào, Minh Thanh, Bình Yên, Lương Thiện, Trung Yên, với diện tích gần 4.000 ha. Ông Nguyễn Công Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào cho biết, diện tích rừng tự nhiên đặc dụng chủ yếu nằm giáp ranh với huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), huyện Yên Sơn. Vị trí tiếp giáp có địa hình hiểm trở, xa trung tâm, đi lại khó khăn nên là một trở ngại cho công tác kiểm tra bảo vệ rừng tại khu vực này. Nếu không có sự chung tay, bảo vệ từ chính cộng đồng, thì lực lượng kiểm lâm ở đây sẽ phải làm việc gấp 5, gấp 10. 

Thôn Bòng, xã Tân Trào (Sơn Dương) hiện có hơn 100 ha rừng đặc dụng nằm trên địa bàn. Trưởng thôn Ma Văn Yên tự hào khi nhiều năm nay, diện tích rừng này được bà con chung tay bảo vệ, gìn giữ, mặc dù cả thôn có đến 110 hộ dân sống ven rừng nhưng không có hành vi xâm chiếm, tác động xấu nào đến diện tích rừng. Ông Yên bảo, giữ được rừng, bà con “tự nhiên” được hưởng cùng lúc nhiều lợi ích: Giữ được nguồn nước; đảm bảo được cảnh quan; được hưởng bầu không khí xanh mát, trong lành và đặc biệt hơn là để lại “dấu ấn xanh” trong lòng du khách thập phương… Thôn Bòng đã thành lập 1 đội tuần tra, bảo vệ rừng, gồm các thành viên là trưởng thôn, bí thư chi bộ, các đảng viên và quần chúng nhân dân. Ông Ma Văn Yên cho biết, tổ tuần tra hoạt động định kỳ theo tuần và những khi có tin báo từ chính trong quần chúng. Nhờ thế, từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn thôn không xảy ra bất cứ một vụ vi phạm nào dù là nhỏ nhất. 

Thôn 3 Yên Lập, xã Yên Phú (Hàm Yên) giờ còn trên 563 ha rừng phòng hộ, bao trọn cả dãy núi “Ngả hai nương mèo” - nơi được ví như trái tim của đồng bào Dao áo dài nơi đây. Thế nên, không chỉ bảo vệ khu rừng thiêng, một tổ đội tuần rừng gồm những thành viên chủ chốt đã được thôn lập ra để quản lý, bảo vệ cả khu vực này. Bí thư chi bộ Lý Văn Miền bảo, tổ tuần rừng chủ yếu là những đảng viên của thôn như Bàn Văn Điện, Lý Văn Miện, Trần Văn Đạt, Lý Văn Đông, Đặng Văn Chí, Đặng Văn Toàn… Mình là đảng viên, vừa nêu gương, vừa giữ được rừng thì còn gì bằng. 

Nhiệm vụ của tổ tuần rừng là ít nhất mỗi tuần một lần cùng với cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng nhau tuần tra, bảo vệ rừng phòng hộ nằm trên địa bàn thôn. Trưởng thôn Đặng Văn Toàn cho biết, trước khi thành lập tổ tuần rừng, thôn cũng đã vận động bà con đi tuần rừng theo nhóm từ 3 - 4 gia đình, luân phiên nhau đi theo tuần. Vì giáp ranh với khu vực Sơn Long, Tích Cốc của Yên Bình (Yên Bái) nên việc giữ rừng, bảo vệ rừng nhiều khó khăn hơn. Anh Toàn ví, việc giữ rừng của người Dao áo dài ở thôn như “giữ con ngươi của mắt mình”, vì nhờ có rừng mà nhiều năm trở lại đây, đồng bào Dao áo dài được bảo vệ, chở che. Không có đất bị xói lở, không có nhà bị cuốn trôi, mưa lũ ở đâu như hung thần chứ ở thôn 3 Yên Lập vẫn bình yên dưới những tán rừng thiêng. 

Cao Bình cũng từng là điểm “nóng” của xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) về khai thác rừng. Cuối năm 2017, xã Hùng Mỹ quyết định giao khoán hơn 400 ha rừng phòng hộ về cho nhân dân trong thôn quản lý dưới hình thức thành lập các tổ, đội quản lý, bảo vệ rừng. Hạt nhân của những tổ, đội này là những đảng viên cốt cán của thôn. Bí thư chi bộ Lý Tiến Thắng chia sẻ, khi được giao khoán quản lý, bảo vệ, thôn thành lập 3 nhóm bảo vệ rừng. Những đảng viên như Lý Văn Thắng, Lý Văn Biên, La Văn Chi, Lương Văn Nghĩa, Ma Văn Toán, Đặng Phúc Vinh là lực lượng nòng cốt của các nhóm này. Anh Thắng cho biết, sau khi rừng được giao về cho nhân dân bảo vệ, tình trạng xâm hại rừng giảm đáng kể, những vụ việc nóng về khai thác trộm gỗ rừng, săn bắn thú rừng, phá rừng làm nương rẫy đã không còn nữa. Rừng được bảo vệ tốt thì bà con cũng được rừng chở che.

Cao Bình giờ được coi là “địa chỉ xanh” cho du lịch ở xã vùng cao Hùng Mỹ. Ông Đỗ Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Hùng Mỹ cho biết, xã đã quy hoạch Cao Bình trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch trong tương lai. Từ rừng, nhiều loại cây dược liệu như giảo cổ lam, sâm cau… cũng được người dân bảo tồn, phát triển thành thuốc quý. Cao Bình cũng mới được xã Hùng Mỹ quy hoạch thành vùng sản xuất dược liệu, với diện tích hơn 20 ha. Không chỉ thế, từ tiền giao khoán quản lý, bảo vệ rừng mỗi năm chừng 80 triệu đồng, Cao Bình trích từ 20 - 30% để xây dựng hạ tầng nông thôn. Từ khoản tiền này, năm 2019, Cao Bình đã xây dựng được 420 mét đường nội đồng, 720 mét kênh mương… 

Thống kê từ Chi cục Kiểm lâm, toàn tỉnh hiện đã có trên 1.900 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với hơn 18 nghìn thành viên tham gia. Cùng với lực lượng kiểm lâm, sự đồng hành của chính cộng đồng là tấm lá chắn vững chắc giữ cho rừng Tuyên Quang xanh mãi. Khi giờ đây, rừng không chỉ đem lại sinh kế bền vững, ổn định cho bà con mà còn là tấm “lá chắn thiên tai”, là “lá phổi xanh” chở che, bảo vệ họ trước sự biến đổi ngày càng khắc nghiệt của khí hậu.       

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục