Cán bộ trạm khuyến nông huyện kiểm tra sâu keo trên cây ngô tại xã Phúc Sơn.
Thời gian này cây lúa phát triển cuối đẻ nhánh và đứng cái, do đó có thể sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh hại, như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; Sâu cuốn lá nhỏ; Sâu đục thân; Bệnh nghẹt rễ; Bệnh khô vằn, chuột hại... Bên cạnh đó dự báo trên cây lạc xuất hiện sâu xám, bệnh lở cổ rễ. Cây ngô xuất hiện sâu xám, sâu keo, bệnh khô vằn... Ban chỉ đạo sản xuất các xã tiếp tục chỉ đạo cán bộ khuyến nông, cán bộ thôn bản, tuyên truyền vận động bà con nhân dân thường xuyên bám sát ruộng đồng, kịp thời phát hiện sâu bệnh và có các biện phòng trừ kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt.
Nông dân xã Hòa An chủ đồng phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tam, thôn An Thịnh,xã Tân An xổ số trực tuyến kiên giang , vụ mùa này gieo cấy gần 4.000m2 lúa. Trong đó gia đình thực hiện mô hình 1000m2 giống lúa BC15 kháng Rầy. Thực hiện mô hình gia đình ông được hướng dẫn các quy trình kỹ thuật cùng giống, cùng gieo cấy, cùng chăm sóc, cùng phòng chống sâu bệnh hại, cùng thu hoạch. Không chọn biện pháp phun thuốc diệt cỏ, gia đình ông đã tập trung nhân lực tiến hành làm cỏ, sục bùn và bón thúc cho cây lúa bằng phương pháp thủ công. Qua chăm sóc, thăm đồng, gia đình ông đã phát hiện có sâu quấn lá nhỏ gây hại rải rác ở một số diện tích.
Thời gian tới với diễn biễn phức tạp của thời tiết bà con nhân dân cần phối hợp với chính quyền địa phương chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai cũng như các loại sâu bệnh gây hại cây trồng vụ mùa để đảm bảo đạt năng suất và sản lượng đề ra./.
Gửi phản hồi