Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Cây ớt ở Yên Nguyên và kỳ vọng của người dân

Vụ đông năm 2015, bà con nhân dân xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) thực hiện thí điểm đưa cây ớt vào sản xuất. Đến nay, cây ớt ở đây đã vào vụ thu hoạch trong niềm vui phấn khởi của bà con trước hiệu quả kinh tế của cây ớt mang lại.

Hiệu quả gấp nhiều lần trồng lúa

Ghé thăm khu ruộng trồng ớt của thôn Tát Chùa, chúng tôi gặp chị Vũ Thị Tuyết đang thu hoạch ớt. Ruộng ớt của gia đình chị Tuyết được trồng trên đất lúa 2 vụ. Biết chúng tôi là nhà báo muốn tìm hiểu về cây ớt, chị Tuyết không giấu được niềm vui, khoe rằng: “Nhà mình có 500 m2 đất trồng ớt, tính từ đầu vụ thu hoạch đến nay đã bán được hơn 7 triệu đồng. Bây giờ ớt vẫn đang ở chính vụ và kéo dài tới tháng 5 mới hết vụ, nếu cứ đà này thì ít nhất cũng có thể bán được hơn chục triệu. Mình nhẩm tính rồi, so với trồng lúa thì cây ớt đem lại hiệu quả cao hơn nhiều. Nếu giá cả thu mua ổn định, vụ tới mình sẽ tiếp tục trồng ớt trên phần diện tích ruộng lúa còn lại”.

Niềm vui của chị Tuyết cũng đồng thời là niềm vui của 142 hộ trồng ớt ở xã Yên Nguyên. Để tìm hiểu thêm về việc bà con xã Yên Nguyên mạnh dạn đưa cây ớt vào trồng, chúng tôi tới gặp ông Cầm Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nguyên, được ông cho biết, Nghị quyết của Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra cần phải nghiên cứu tìm cách đưa một số cây trồng mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất canh tác. Để triển khai thực hiện thì UBND xã giao cho Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên đi tìm hiểu, lựa chọn loại cây nào có thể thích hợp và hiệu quả cho triển khai thực hiện thí điểm sau đó nhân rộng.


Chị Vũ Thị Tuyết, thôn Tát Chùa, xã Yên Nguyên thu hoạch ớt trồng
trên diện tích 500 m2 của gia đình.

Sau khi nghiên cứu, tham khảo ở nhiều nơi thì Hợp tác xã đề xuất đưa cây ớt vào trồng. Hợp tác xã đã chủ động phối hợp với Công ty cổ phần Xây dựng - Đô thị Phú Thọ (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để triển khai thực hiện. Công ty cổ phần Xây dựng - Đô thị Phú Thọ thực hiện chuyển giao cho bà con giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác và thực hiện ký cam kết thu mua toàn bộ ớt cho bà con sau khi thu hoạch với giá cố định là 9.300 đồng/kg ớt tươi. Sau khi thu hoạch, số tiền do công ty ứng trước bằng giống vật tư phân bón sẽ được trừ bằng sản phẩm ớt. Việc ký cam kết giữa Công ty với HTX được diễn ra trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND xã. Mọi thủ tục hoàn thành, xã tiến hành vận động bà con trồng ớt, kết quả có 142 hộ của 8 thôn trên địa bàn xã tham gia với diện tích 19,5 ha. Đến thời điểm này có thể khẳng định cây ớt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng hiện có trên địa bàn xã.

Ông Hà Doãn Hộ, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên cho biết, chi phí đầu tư trồng ớt trên diện tích 1.000 m2 tối đa hết khoảng 3 triệu đồng. Việc triển khai từ đầu vụ tới nay đều rất thuận lợi, cây ớt phát triển tốt trên cả nền đất 1 vụ và 2 vụ lúa. Đây là loại cây khá “dễ tính”, hoàn toàn thích nghi với điều kiện thời tiết cũng như đất đai trên địa bàn xã. Tính đến thời điểm này, nếu hộ nào chăm sóc tốt thì sản lượng có thể đạt 1,5 tấn/1.000 m2. Công ty có trách nhiệm thông báo thời gian thu hoạch và tiến hành thu mua ngay cho bà con, đồng thời thanh toán tiền từng đợt thu mua sau 1 tuần. Ớt thành phẩm không phải phân loại chất lượng, miễn là ớt đã chín đỏ. Từ tháng 1-2016 ớt đã bắt đầu được thu hoạch và kéo dài đến tháng 5, sau khi hết vụ bà con phá ớt để trồng lúa hoặc trồng hoa màu khác.

Vẫn có rủi ro

Qua tìm hiểu hoạt động thu mua ớt trên địa bàn xã Yên Nguyên hiện nay đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Nếu như ở giai đoạn đầu vụ thì ớt của bà con sau khi thu hoạch đã được Công ty cổ phần Xây dựng và Đô thị Phú Thọ thu mua với giá đã cam kết. Tuy nhiên đến nay, trên địa bàn xã xuất hiện một số tư thương tìm đến mua, điều đáng nói là họ mua ớt của bà con với giá 20.000 đồng/kg, tức là cao gấp 2 lần giá mà Công ty Xây dựng và Đô thị Phú Thọ thực hiện cam kết thu mua đối với bà con. Điều này dẫn đến hiện tượng bà con không còn mặn mà việc bán ớt cho Công ty mà chủ yếu bán ớt cho tư thương. Do đó, dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và người trồng ớt. Với việc chênh lệch giữa giá thị trường và giá Công ty cam kết thu mua hiện nay là quá lớn nên UBND xã Yên Nguyên và Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên nhiều lần đề nghị Công ty cổ phần Xây dựng và Đô thị Phú Thọ phải nâng giá thu mua. Sau nhiều lần thương thảo thì Công ty này cũng chỉ nâng giá từ 9.300/kg lên 10.000 đồng/kg. Rõ ràng với mức giá như trên so với giá thị trường rất khó được bà con trồng ớt chấp thuận. 

Một nguyên nhân khác là bởi, ngay lúc đầu lẽ ra Hợp tác xã phải hợp đồng cam kết với từng hộ trồng ớt về giá và hình thức thu mua làm sao sát thị trường, tránh để tư thương ép giá và tạo niềm tin cho nhân dân. Tuy nhiên hợp đồng thì đã làm sẵn nhưng Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên lại không đưa đến từng hộ để ký kết, tức là giữa Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên với bà con chỉ là hình thức hợp đồng “miệng”. 
Theo một số bà con trồng ớt cho biết, về yếu tố pháp lý là không có sự ràng buộc lợi ích và cũng không có cam kết gì nên sau khi thanh toán hết số tiền mà Công ty đã đầu tư thì bà con bán cho ai là quyền của bà con. Ông Cầm Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nguyên cũng cho biết, ngay như UBND xã Yên Nguyên cử cán bộ đi kiểm tra để ngăn chặn việc tư thương vào mua ớt, tuy nhiên xã cũng không có lý do gì để ngăn cản việc mua bán của người dân với tư thương.

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng, nguyện vọng của bà con là cần có cam kết với đơn vị thu mua, bởi không có sự ràng buộc bằng hợp đồng và sự bảo lãnh của Hợp tác xã thì không ai dám làm. Cứ tính ra nếu dư thừa ra 5 kg ớt đã đủ cho cả một hộ dùng cả năm mà nếu không có người thu mua thì ớt đổ đi đâu? Tuy nhiên lợi ích của người trồng ớt với Công ty thu mua phải hài hòa. Nhiều bà con sẵn sàng bán ớt cho Công ty nếu giá thấp hơn giá thị trường vài giá để đảm bảo yếu tố ổn định. Ngược lại, người trồng ớt cùng đường vì hám lợi vài đồng mà đánh mất mối liên kết rất cần thiết cho người sản xuất.

Trao đổi với ông Hà Doãn Hộ, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên, ông cho biết, tính đến nay thì số lượng ớt thu mua của Công ty cổ phần Xây dựng và Đô thị Phú Thọ được khoảng 2/3 tổng sản lượng ớt trên địa bàn. Tuy nhiên, việc tư thương vào mua với mức giá chênh lệch lớn là không lường trước và việc tính toán giá ban đầu chưa sát, rất may là sự việc đi theo hướng có lợi cho người dân, còn nếu như ngược lại sẽ không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tâm lý của người dân trong việc đưa cây trồng mới vào sản xuất, đây là bài học kinh nghiệm sẽ được rút ra cho vụ sau.

Theo dự tính của ông Hộ thì vụ tới Hợp tác xã sẽ đề ra kế hoạch mở rộng diện tích trồng ớt lên khoảng 50 ha, đồng thời cân nhắc việc tính toán lại giá thu mua đối với công ty theo giá thị trường, nếu giá thị trường lên thì sẽ lên giá cho bà con, còn thị trường giảm thì bà con phải chấp nhận giảm giá. Hợp tác xã cam kết thu mua 100% sản phẩm cho bà con. Để chắc chắn thì vụ tới huyện Chiêm Hóa cũng đã có ý kiến, có thể sẽ tham gia giúp đỡ Hợp tác xã và bà con trong việc ổn định khâu thu mua.    

 

 

Theo baotuyenquang

Tin cùng chuyên mục