Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa hướng tới một nền nông nghiệp bền vững

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương, xổ số trực tuyến kiên giang đã đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước đưa sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đi vào chiều sâu và hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Bằng nhiều giải pháp quy hoạch vùng, xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Chiêm Hóa đã và đang hình thành những vùng chuyên canh và thâm canh các loại cây trồng theo hướng hàng hóa tập trung, áp dụng triệt để tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.


Mô hình trồng rau an toàn của người dân thôn Làng Mòi, xã Yên Nguyên.

Nói đến sản phẩm nông nghiệp của huyện Chiêm Hóa không thể không kể đến cây lạc; hiện huyện đã hình thành vùng chuyên canh cây lạc theo hướng hàng hóa tại 13 xã vùng thượng huyện với tổng diện tích gần 2.700 ha, năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha. Để phát triển vùng chuyên canh lạc, huyện Chiêm Hóa đang triển khai nhiều cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân theo phương thức liên kết 4 nhà. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lạc thương phẩm, lạc giống tập trung chất lượng cao từng bước xây dựng thương hiệu lạc Chiêm Hóa.

Những năm gần đây, cây mía nguyên liệu cũng góp phần không nhỏ trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho bà con nhân dân trong huyện. Vụ mía năm 2014, huyện tiếp tục phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương phát triển diện tích mía toàn huyện lên 3.864 ha, trong đó trồng mới 915 ha, mía lưu gốc 2.949 ha. Cùng với đó, huyện quản lý chặt chẽ diện tích đất quy hoạch trồng mía nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 6-10-2010. Huyện chỉ đạo các địa phương trồng mía bố trí diện tích đất theo quy hoạch được duyệt để nhân dân thực hiện trồng mía, đồng thời, tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu mía của huyện để kiểm tra, đôn đốc và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở trong việc tổ chức thực hiện nhằm mở rộng diện tích mía, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nhà máy.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa cho biết, do diện tích đất trồng lúa của toàn xã ít, nên cây mía đã và đang trở thành cây trồng chính trong phát triển nông nghiệp của xã. Năm 2013, toàn xã thu hoạch được trên 10 nghìn tấn mía, doanh thu ước đạt trên 9 tỷ đồng, đây là khoản thu nhập không nhỏ đối với người dân trên địa bàn. Đến thời điểm này tổng diện tích mía toàn xã gần 200 ha, với 9/11 thôn bản trên địa bàn phát triển trồng mía. Người dân trên địa bàn xã đã thực sự gắn bó với cây mía. Trong thời gian tới xã tiếp tục mở rộng diện tích cây mía nguyên liệu, phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích mía của toàn xã lên trên 300 ha.

Cùng với việc phát triển những vùng chuyên canh, thâm canh của huyện, ở các địa phương trong huyện đã tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa những giống cây trồng phù hợp điều kiện đất đai, và tập quán canh tác ở mỗi địa phương như vùng trồng cam sành ở các xã Trung Hà, Hà Lang; các vùng trồng lúa; vùng trồng rau an toàn ở các xã Yên Nguyên, Hòa Phú…

Xã Xuân Quang là một trong những xã làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào canh tác, góp phần làm thay đổi phương thức tập quán sản xuất cũ, chuyển sang hợp tác đa canh, đa con với quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa. Đồng chí Nông Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thông qua các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế ở địa phương, xã đã triển khai quy hoạch  các vùng sản xuất hàng hóa tập trung  gồm: 5 ha lúa cao sản tại thôn Nà Nẻm; 50 ha lúa chất lượng cao tại thôn Làng Lạc và Làng Ải; 12 ha đỗ tương tại các thôn Trung Quang, Làng Lạc và Nà Nẻm; 45 ha lạc tại các thôn Thượng Quang, Trung Quang, Làng Lạc, Làng Ải, phát triển các mô hình chăn nuôi gà với tổng quy mô trên 14.000 con tại các thôn Làng Lạc, Làng Ngõa… việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung sẽ thuận lợi cả về chỉ đạo, điều tiết, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cũng như khâu thu hoạch, tiêu thụ...

 

Theo báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục