Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa nâng cao thu nhập cho người trồng rừng

Trong những năm gần đây, công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng ở xổ số trực tuyến kiên giang được quan tâm, chú trọng nâng, từng buớc cao hiệu quả kinh tế từ vườn rừng đã giúp cho nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.

 Ông Đoàn Văn Pha cùng công nhân thu hoạch sơn

Rời quê hương Hưng Hà, tỉnh Thái Bình lên định cư tại thôn An Phú, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, năm 2003, ông Đoàn Văn Pha được chính quyền xã tín nhiệm, giao khoán chăm sóc 12 ha đất trồng chè của hợp tác xã. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau khi tìm hiểu thị trường, năm 2005, ông Pha mạnh dạn đầu tư vốn để đưa cây sơn vào trồng xen với cây chè trên diện tích 5 ha. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, chỉ sau hơn 2 năm, cây sơn đã cho thu hoạch, nhựa sơn thu về đến đâu được lái thưuong đến tận nhà thu mua hết đến đó. Chưa kể thu nhập từ cây chè, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong 5 năm đầu tiên, mỗi năm, gia đình ông Pha thu từ rừng sơn trên 300 triệu đồng. Không chỉ đảm bảo việc làm và thu nhập cho các thành viên trong gia đình, ông Pha còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Bình quân một người thợ khai thác nhựa sơn có thu nhập từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày. Điều khiến ông Pha hạnh phúc nhất, đó là từ một người với 2 bàn tay trắng, ông đã trở thành chủ nhân của một trang trại vườn rừng rộng gần chục ha, cùng với một gia đình yên ấm trên vùng quê mới. 

Kỹ sư Hà Văn Điệt (ngồi giữa) đang hướng dẫn nông dân trồng cây lâm nghiệp

Có mặt ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn 4 huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên để cung ứng cây giống lâm nghiệp và tư vấn kỹ thuật cho người trồng rừng, hơn ai hết, kỹ sư Hà Văn Điệt là người hiểu sâu sắc giá trị của rừng cũng như tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp ở địa bàn huyện vùng cao. Giờ đây đã nghỉ hưu, ông dành toàn bộ thời gian, tâm huyết hướng về rừng, chắt chiu từng khoảng thời gian, công sức để gieo ươm những hạt mầm xanh cho rừng. Từ khi thành lập cơ sở năm 2004 đến nay, bình quân mỗi năm, cơ sở của ông cung ứng ra thị trường từ 1,5 đến 2 triệu cây giống lâm nghiệp và cây cảnh, thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng. Ông vinh dự là doanh nghiệp đầu tiên ở Chiêm Hoá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng thưởng Cúp "Thần nông", được Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tặng thưởng Cúp "Diên Hồng", trở thành một tấm gương sáng, một điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, kinh doanh nghề rừng ở Tuyên Quang.

Tích cực mở rộng vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đồng thời lựa chọn một số giống cây mới có hiệu quả kinh tế đưa vào trồng trên diện tích đất vườn đồi, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng rừng là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp ở Chiêm Hóa ngày càng phát triển, đồng thời, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.

 

Văn Tùng

Tin cùng chuyên mục