Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa nỗ lực sản xuất công nghiệp ngay từ đầu năm

Sau Tết Bính Thân các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đều đồng loạt ra quân sản xuất kinh doanh với một niềm tin, khí thế và quyết tâm mới. Năm 2016, huyện Chiêm Hóa đề ra mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 723 tỷ đồng.


Lao động sản xuất đầu năm tại nhà máy sản xuất đũa tách xuất khẩu của Công ty cổ phần
Thương mại - Sản xuất, xuất khẩu Phúc Lâm, Cụm công nghiệp An Thịnh (Chiêm Hóa).

Những ngày đầu năm mới, không khí lao động sản xuất tại các nhà máy trên địa bàn huyện đang diễn ra sôi động. Tại Cụm công nghiệp An Thịnh, các nhà máy đang tập trung hoạt động, chủ động tìm kiếm thị trường và thu mua nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tại Nhà máy sản xuất đũa tách xuất khẩu của Công ty CP Thương mại  - Sản xuất xuất khẩu Phúc Lâm (Cụm công nghiệp An Thịnh), anh Nguyễn Duy Thuận, Phó Giám đốc công ty cho biết: Năm 2015, công ty đã sản xuất được hơn 100 triệu đôi đũa tách, tăng 20 - 30% so với mọi năm; 7 triệu sản phẩm phong bì và trên 12.000 khối ván bóc đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2016, Công ty phấn đấu sản xuất 165 triệu đôi đũa tách; gia công 7 triệu sản phẩm phong bì và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu không chế biến được đũa tách để sản xuất gỗ ván bóc. Hiện công ty đang tiến hành xây dựng 1 nhà xưởng với diện tích mặt sàn là 800 m2, xây dựng 2 tầng có tổng diện tích mặt sàn là 1.600 m2, có tổng chi phí đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ đồng. Nhà xưởng được xây dựng trong khuôn viên của nhà máy để gia công phong bì truyền thống cho Nhật Bản.

Theo đó, công ty cần tuyển thêm 150 công nhân gia công phong bì. Ngoài ra, trong tháng 3, tháng 4 tới, công ty sẽ thay đổi thời gian làm việc của công nhân ở bộ phận sản xuất đũa tách từ làm việc theo giờ hành chính sang sản xuất theo ca. Cụ thể, mỗi ngày có 2 ca, ca 1 từ 7 giờ đến 14 giờ cùng ngày; ca 2 từ 14 giờ đến 21 giờ cùng ngày nhằm góp phần tăng năng suất, sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, một khó khăn hiện nay của công ty là thiếu nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất đũa. Để đáp ứng đủ theo yêu cầu các đơn đặt hàng, công ty đã mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu ở nhiều tỉnh khác, như Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn… Ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, thì hiện xưởng gia công phong bì của công ty cũng đang cần tuyển thêm lao động.


Công nhân Nhà máy sản xuất đũa tách xuất khẩu của Công ty cổ phần Thương mại - Sản xuất,
xuất khẩu Phúc Lâm, Cụm công nghiệp An Thịnh (Chiêm Hóa) sau những ngày Tết.

Nhà máy chế biến và bảo quản hàng nông sản của Công ty TNHH Sao Việt tại Cụm công nghiệp An Thịnh tuy mới bắt đầu đi vào hoạt động nhưng hệ thống máy móc như: Lò sấy, máy bóc lạc hệ thống băng tải được đầu tư đầy đủ và hoạt động nhịp nhàng. Chị Trịnh Thị Bích, cán bộ phụ trách nhà máy cho biết, những ngày này toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đang tích cực thi đua lao động sản xuất, nhà máy huy động tối đa nguồn nhân lực, các đầu xe tải và xe đầu kéo để kịp thời thu gom nông sản ở tất cả các địa phương trên địa bàn để kịp thời sơ chế, bảo quản. Vụ nông sản này, nhà máy dự tính sẽ thu mua gần trăm nghìn tấn nông sản để đáp ứng đủ công suất hoạt động của hệ thống máy móc trong nhà máy. Trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống máy móc để sản xuất và chế biến lâm sản như gỗ băm răm và gỗ ván bóc nhằm tăng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Năm 2016, huyện Chiêm Hóa tập trung thu hút một số dự án đầu tư lớn, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển công nghiệp vào những năm sắp tới như: Tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp An Thịnh; xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản hàng nông sản có công suất 13.000 tấn/năm. Huyện đôn đốc các nhà đầu tư hoàn thiện xây dựng Nhà máy gạch Hồng Đăng để sản xuất đủ công suất 9 triệu viên gạch nung/năm và 8 triệu viên gạch không nung/năm. Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng rà soát cơ chế, chính sách mới để bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất; thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh để kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp góp phần hoàn thành vượt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đã đề ra.

 

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục