Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa phát triển nghề chế biến gỗ

Vài năm gần đây, một số cá nhân, doanh nghiệp xổ số trực tuyến kiên giang đã đầu tư máy móc chế gỗ trên địa bàn, vừa có sản phẩm cung cấp cho thị trường, vừa tạo việc làm cho lao động nông thôn lại kích thích kinh tế rừng phát triển.

Trong tổng số 128.000 ha đất tự nhiên toàn huyện Chiêm Hóa thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 105.000 ha, trong đó rừng sản xuất 69.000 ha, hàng năm cung cấp hàng triệu m3 gỗ... đây chính là nguồn nguyên liệu quan trọng để phục vụ cho nghề chế biến gỗ trên địa bàn. Từ năm 2010, ở các xã có nhiều diện tích rừng trồng như: Hà Lang, Trung Hà, Tân An, Xuân Quang... đã xuất hiện những xưởng sơ chế gỗ bóc và 2 năm trở lại đây, nghề chế biến gỗ đã mở rộng ra hầu hết tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Nghề chế biến gỗ ở Chiêm Hóa hiện nay không chỉ dừng lại ở các xưởng sơ chế gỗ bóc mà còn có các xưởng sơ chế gỗ băm dăm phục vụ cho sản xuất bột giấy của nhà máy giấy An Hòa và các xưởng mộc có quy mô lớn.

 


Sơ chế gỗ băm dăm tại HTX Thương mại - Dịch vụ Việt Bắc,
xã Minh Quang (Chiêm Hóa).

Hiện nay trên địa bàn huyện có 50 cơ sở chế biến gỗ của các doanh nghiệp, cá nhân, hợp tác xã; trong đó có 14 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã và 32 cơ sở sản xuất, kinh doanh của các hộ cá thể. Việc đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng đang tạo ra những cơ hội mới, tăng việc làm, tăng thu nhập cho không ít lao động nông thôn và đóng góp cho ngân sách địa phương, tăng giá trị kinh tế cho cây gỗ rừng trồng. Để các cơ sở chế biến gỗ hoạt động theo đúng các quy định của nhà nước, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản, yêu cầu các chủ cơ sở chế biến lâm sản thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động cũng như cam kết bảo vệ môi trường.  
Sản phẩm gỗ bóc của các xưởng này được các doanh nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng về tận nơi thu mua để tạo thành ván ép xuất khẩu hay tạo ván gỗ dăm công nghiệp; những phụ phẩm được bà con tận dụng làm chất đốt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Xưởng chế biến gỗ băm dăm của HTX Dịch vụ Thương mại Việt Bắc, xã Minh Quang luôn có 20 lao động đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng. Anh Ma Công Viền, chủ nhiệm HTX cho biết: Nhận thấy nhu cầu thu mua sản phẩm gỗ băm dăm của nhà máy chế biến bột giấy An Hòa là rất lớn nên năm 2013, HTX đã đầu tư gần 5 tỷ đồng để đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất. Hiện tại mỗi ngày xưởng sơ chế được trên 10 tấn gỗ băm dăm bán cho nhà máy giấy, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghề chế biến gỗ ở Chiêm Hóa cũng gặp không ít khó khăn về tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu cũng như mặt bằng để mở rộng quy mô nhà xưởng. Cùng với đó, việc có quá nhiều xưởng chế biến gỗ trong cùng một địa phương, mỗi ngày tiêu thụ hàng trăm m3 gỗ thì nguyên liệu tại chỗ không đủ cung cấp. Ngoài ra, nhiều chủ các cơ sở sản xuất muốn mở rộng quy mô nhưng không có quỹ đất hoặc vốn vay ưu đãi nên nhiều xưởng sản xuất vẫn chỉ ở quy mô nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, tại mỗi xưởng chế biến, lượng mùn cưa và gỗ vụn không được che chắn gây bụi khi trời nắng, trời mưa thì lắng đọng trôi theo dòng nước gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra việc chiếm dụng đường giao thông làm nơi phơi sản phẩm, cũng gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy, để nghề sản xuất chế biến gỗ ở Chiêm Hóa phát triển bền vững rất cần có sự quan tâm và đầu tư phù hợp cho việc xử lý môi trường tại các xưởng chế biến. Các địa phương có biện pháp, kế hoạch thật cụ thể giữa trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác rừng.

 

Theo baotuyenquang.com.vn

Tin cùng chuyên mục