Toàn huyện hiện có trên 3.600 ha mía, trong đó diện tích trồng mới hơn 300 ha, đạt 79,8% kế hoạch; diện tích trồng lại được 448,1ha, đạt 81,3% kế hoạch, còn lại là diện tích mía lưu gốc. UBND huyện đã chỉ đạo phân bổ chỉ tiêu phân bón Grow-More cho các xã kịp thời và theo kế hoạch với tổng lượng phân bón hơn 8.400 kg, tuyên truyền đến các hộ dân ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chủ động làm tốt khâu chăm sóc, bón phân, phun thuốc phòng bệnh để nâng cao năng suất, sản lượng. Đối với việc thực hiện mô hình tăng năng suất mía năm 2017, có 25/26 xã, thị trấn đăng ký thực hiện mô hình với diện tích trên 100 ha, qua đánh giá chung các mô hình đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất ước đạt từ 70 – 100 tấn/ha. Riêng với mô hình thâm canh mía tại xã Tân Thịnh sinh trưởng và phát triển khá; từ khâu trồng, chăm sóc, bón phân được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.
Đại biểu phát biểu ý kiến, đề xuất giải pháp nâng cao năng xuất mía trong thời gian tới.
Dựa trên những kết quả đạt được trong niên vụ mía 2016 – 2017, hội nghị đã tổ chức thảo luận, chỉ ra nguyên nhân và một số mặt còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc của các xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, bàn các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía đạt kết quả cao trong niên vụ 2017 – 2018.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Ma Văn Long, Phó chủ tịch UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương, cán bộ Trạm Khuyến nông phụ trách xã, phân công cán bộ bám sát cơ sở, đô đốc hướng dẫn nhân dân thường xuyên kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời để cây mía phát triển tốt, đảm bảo về năng suất, sản lượng. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân nắm rõ về cơ chế, chính sách phát triển cây mía của tỉnh và công ty mía đường Sơn Dương; tập trung chỉ đạo quyết liệt việc trồng mới, trồng lại mía, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong niên vụ mía 2017 – 2018...
Gửi phản hồi