Hiện nay, tổng diện tích mía nguyên liệu toàn huyện 4.034 ha, trong đó diện tích của Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương đầu tư 3.316 ha, mía của người dân tự đầu tư là 718 ha. Về tiến độ thu hoạch mía nguyên liệu, đến ngày 28/02, diện tích đã thu hoạch: 2.516 ha, đạt 62,4% diện tích toàn vùng. Trong đó, diện tích mía của công ty cổ phần mía đường đã thu hoạch được 1.798 ha, diện tích mía người dân tự đầu tư đã thu hoạch xong. Sản lượng mía ước đạt trên 152.910 tấn. Theo kế hoạch, năm 2017 toàn huyện thực hiện 4.316 ha mía, trong đó trồng mới 380 ha, trồng lại 600 ha, mía lưu gốc 3.336 ha. Về tiến độ trồng mới: Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương đã ký hợp đồng được 568 hộ với diện tích 148,6 ha, đã làm đất được 107 ha, tiến hành trồng được 106 ha đạt 27,9% kế hoạch. Đối với diện tích trồng lại, hiện nay đã trồng được 255,1 ha. Trong thời gian qua các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị, UBND các xã, thị trấn, Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn đôn đốc nhân dân thu hoạch mía nguyên liệu và phát triển diện tích mía trên địa bàn huyện, tuy nhiên việc thu hoạch mía nguyên liệu còn chậm, sản lượng ước còn 92.000 tấn chưa thu hoạch, trồng mới, trồng lại còn chậm so với kế hoạch, việc rà soát quỹ đất trồng mới chưa cụ thể....
Tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía, mở đường vào các vùng mía nguyên liệu, tăng cường máy làm đất để đẩy nhanh tiến độ trồng mới, đẩy mạnh việc rà soát, bố trí quỹ đất để trồng mía ở các xã, hướng dẫn kỹ thuật cách phòng trừ sâu bệnh hại...góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, từng bước mở rộng diện tích, nâng cao năng xuất mía trên địa bàn.
Đồng chí Nguyễn Việt Lâm, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện kết luận tại Hội nghị.
Kết luận tại Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Việt Lâm, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới đó là: Công ty Cổ phần mía đường Sơn Dương chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn, Ban chỉ đạo phát triển vùng mía nguyên liệu huyện đẩy nhanh và tổ chức thu mua kịp thời mía nguyên liệu cho nhân dân, hoàn thành việc thu hoạch chậm nhất ngày 15/4. Rà soát diện tích, tổ chức cho người dân đăng ký diện tích trồng mới, trồng lại, phổ biến các cơ chế chính sách, khuyến khích đầu tư trồng, thu mua mía bảo đảm sản xuất có hiệu quả, đem lại lợi ích hài hòa giữa người trồng mía với Doanh nghiệp. Cung ứng đầy đủ kịp thời giống, phân bón, phương tiện làm đất, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân trong việc trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Tăng cường công tác quản lý nguồn nguyên liệu mía trồng của nhà máy, các lò mật trên địa bàn huyện. Nâng cao năng xuất, sản lượng cây mía để tăng thu nhập cho người dân, lựa chọn, đề xuất việc hình thành và phát triển các cánh đồng mẫu lớn về cây mía để người dân được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi của tỉnh...Đối với cơ quan thường trực ban chỉ đạo phát triển vùng mía nguyên liệu huyện thường xuyên tham mưu đôn đốc, chỉ đạo tiến độ thu mua, trồng mới, trồng lại mía ở các xã, thị trấn để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra./.
Gửi phản hồi