Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác phát triển vùng nguyên liệu mía năm 2014, triển khai nhiệm vụ
phát triển vùng nguyên liệu mía năm 2015.
Thực hiện dự án phát triển vùng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Sơn Dương, trong những năm qua huyện Chiêm Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền triển khai kế hoạch, quy hoạch vùng phát triển mía nguyên liệu. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí đủ diện tích đất theo quy hoạch đã được phê duyệt để nhân dân thực hiện trồng mía, thường xuyên đôn đốc các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc, thu hoạch mía kịp thời. Công ty mía đường Sơn Dương đã chủ động triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người trồng mía và công ty. Chủ đông phối hợp với chính quyền các xã, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, tổ chức sản xuất, thu mua và cung ứng đủ giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu cho diện tích trồng mía, tạo điều kiện cho các hộ trồng mía có vốn đầu tư thâm canh tăng năng suất mía, đầu tư cung ứng cho nhân dân trên 26,7 tỉ đồng, chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng huyện, cán bộ khuyến nông và các xã tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho các hộ trồng mía. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn nhân dân trồng đúng khung thời vụ, làm tốt công tác dự tính, dự báo,tăng cường kiểm tra hạn chế tình hình sâu bệnh hại không làm ảnh hưởng đến năng xuất và sản lượng mía nguyên liệu. Điển hình tại một số địa phương nhiều gia đình nông dân trồng mía đạt năng xuất cao từ 80 đến 90taans/ha, như hộ gia đình ông Vũ Văn Thám thôn Khuôn Nhất, xã Nhân Lý, gia đình ông Nông văn trấn thôn Nà Loáng xã Kim Bình…
Có thể nói công tác phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn huyện đã được thực hiện đồng bộ, tích cực, thường xuyên nhận được sự quan tâm, tập trung chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các xã, thị trấn, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể, các cơ quan chuyên môn của huyện và Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương, do đó trong điều kiện khó khăn, nhiều xã vẫn giữ vững ổn định diện tích, nhiều xã mở rộng thêm diện tích trồng mới đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch như VinhQuang, Phúc Thịnh Hòa Phú, Kim Bình…, các xã chủ động đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất mía, tham gia tích cực trồng mía mô hình thâm canh cao bằng giống mía mới. Công tác thu mua và thanh toán đã được phối hợp triển khai chặt chẽ, chính xác, kịp thời, việc chi trả tiền mía cho dân tại các xã an toàn trật tự, giúp tăng hiệu quả thu hồi vồn đầu tư. Theo báo cáo của ngành chức năng, tính đến năm 2014, toàn huyện đã trồng được 3.584ha mía, đạt 92% kế hoạch. Trong đó, có 2.614ha mía do công ty cổ phần mía đường Sơn Dương đầu tư và 696ha mía do nhân dân tự đầu tư trồng. Vụ mía năm 2014. toàn huyện đã trồng mới được 843,8ha, đạt 92% kế hoạch huyện giao và đạt 105% kế hoạch tỉnh giao, trong đó có 547ha mía thuộc dự án . Toàn bộ diện tích mía chủ yếu được trồng trên đất soi bãi, màu đồi và một số diện tích đất ruộng 1 lúa. Năng suất mía bình quân đạt 64 tấn/ha, sản lượng đạt 229.376 tấn, trong đó sản lượng do Công ty đường đầu tư thu mua 138.443 tấn, tăng 42.379 tấn so với vụ ép 2012-2013. Về cơ cấu giống, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía, các giống mía chủ lực có chất lượng tốt, cho năng suất cao như ROC10, ROC22, Liễu Thành, QDD21…được trồng phổ biến và nhân rộng; đồng thời bố trí trồng theo từng loại đất với phương châm “Đất nào, giống đó” nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai mang lại năng xuất hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở địa phương
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá triền triển khai thực hiện dự án phát triển vùng mía nguyên liệu vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục đó là tại một số địa phương dieenjtichs mía trồng mới chưa đạt kế hoạch đề ra, năng xuất, sản lượng chưa cao, việc đầu tư chăm sóc mía lưa gốc chưa đúng quy trình kỹ thuật, diện tích trồng mía chủ yếu trên đất đồi bạc màu… công tác thu mua vận chuyển gặp nhiều khó khăn; việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, xây dựng các mô hình các giống mía mới năng xuất cao còn hạn chế.
Tại hội nghị lãnh đạo UBND huyện, Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương đại biểu các xã, thị trấn và người trồng mía đã thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục tồn tạ hạn chế, và tổ chức triển khai kế hoạch tròng mía năm 2015 và niên vụ ép mía 2014 – 2015. Theo kế hoạch năm 2015 toàn huyện sẽ tiếp tục nhân rộng phát triển vùng mía nguyên liệu, phấn đấu nâng tổng diện tích mía toàn huyện đạt trên 4.300ha, trong đó mía của Công ty Cổ phần mía đường Sơn dương là trên 3.310ha; trong đó diện tích trồng mới và trồng lại là 1.316ha; chăm sóc mía lưu gốc trên 2.614ha. Tiếp tục tập trung đầu tơ thâm canh nhằm tăng năng xuất phấtđấu đạt bình quân trên 64tấn/ha đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy. Tổng Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương cũng đã triển khai chính sách khuyến khích phát triển vùng mía nguyên liệu năm 2015 và niên vụ ép mía 2015 – 2016. Trong đó, quy định mức hỗ trợ đối với người trồng mía thuộc dự án sẽ được hỗ trợ đầu tư cho việc trồng mới, trồng lại không quá 30 triệu đồng/ha, cho chăm sóc mía lưu gốc không quá 17 triệu đồng/ha. Chính ách thu mua và thanh toán đượcquy định rõ rang, chặt chẽ đảm bảo lợi ích cho người trồng mía. Ngoài ra, công ty cũng sẽ hỗ trợ cho việc cải tạo đất để trồng lại, trồng mới.
Phát biểu kết luân hội nghị đồng chí Nguyễn Việt Lâm, vủy viên BTV huyện ủy, Quyền Chủ tịch UBND huyện đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm các các cơ quan chuyên môn, các địa phương cần thực hiện triển khai đồng bộ quy hoạch bố trí quỹ đất trồng mía, để đảm bảo phát triển ổn định vung mía nguyên liệu theo kế hoạch năm 2015, cũng như nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng.
Nhân dịp này, UBND huyện đã khen thưởng cho 3 tập thể và 9 cá nhân có thành tích tốt trong công tác trồng và phát triển vùng nguyên liệu mía năm 2014./.
Gửi phản hồi