Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa trồng cây bản địa hiệu quả kinh tế cao

xổ số trực tuyến kiên giang hiện có 1.000 ha đất lâm nghiệp có điều kiện thổ nhưỡng không hợp với trồng keo, tập trung nhiều ở các xã Tri Phú, Kim Bình, Vinh Quang... Trước thực trạng này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các xã thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng keo không hiệu quả sang trồng cây bản địa.
 

Anh Nguyễn Văn Tuấn (bên phải) thôn Bản Tù, xã Tri Phú bên vườn lát 20 năm tuổi của gia đình.

Xã Tri Phú có 400 ha đất đồi không phù hợp với cây keo. Cây keo trồng tại đây chỉ khoảng 2-3 năm sinh bệnh và chết. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động các hộ dân chuyển sang trồng lát, xoan và tre lấy măng. Hiện nay, xã có 220 ha lát, còn lại là xoan và tre. Anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Bản Tù hiện có 10 ha lát. Năm 2007, khi có chủ trương trồng keo, anh trồng 5 ha nhưng sau 2 năm thì cây chết toàn bộ, anh chuyển sang trồng lát, dự kiến 5 năm nữa sẽ được khai thác. Anh cho biết, sau 20 năm trồng, mỗi ha lát sẽ cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng, so với trồng keo thu nhập cao hơn. 

Xã Kim Bình cũng có 200 ha đất không phù hợp với cây keo,  tập trung chủ yếu ở thôn Đèo Nàng. Anh Hà Công Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bình cho biết, xã có 13 thôn, mỗi thôn đều có diện tích nhỏ, đất không phù hợp cho trồng keo đều được chuyển trồng cây bản địa phù hợp như lát, xoan. Trong khoảng dăm mười năm tới sẽ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu những loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của các xã và từng bước hoàn thiện cuốn cẩm nang về trồng rừng. Ông Ma Phúc Khứu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, trong thời gian tới phòng phối hợp với UBND các xã triển khai trồng cây dược liệu dưới tán rừng như giảo cổ lam, sachi… giúp người dân nâng cao thu nhập từ kinh tế rừng. 

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục