Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Cựu chiến binh Hòa Phú tiên phong xóa nghèo

CCB xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) có hơn 260 hội viên sinh hoạt ở 17 chi hội. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, Hội CCB xã Hòa Phú đã lãnh đạo hội viên nêu cao ý chí, nghị lực vượt khó, tiên phong trên mặt trận giảm nghèo. Đến nay, toàn xã chỉ còn 4 hộ CCB nghèo, thấp nhất trong các đoàn thể của xã.

CCB Nguyễn Văn Sỹ, thôn Lăng Cuồng là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó làm kinh tế giỏi của thôn. Sinh năm 1955 tại xã Hòa Phú, năm 1973, ông Sỹ nhập ngũ tham gia chiến đấu tại các tỉnh Tây Nguyên. Mặc dù chịu ảnh hưởng của chất độc Da cam/Dioxin, sức khỏe yếu, nhưng ông luôn cần cù lao động, động viên vợ con tích cực tăng gia phát triển sản xuất. Ngoài phát triển chăn nuôi trâu, lợn, gà, vợ chồng ông còn thầu ao của xã thả cá. Với diện tích mặt nước ao rộng hơn 7.000 m2, ông thả các loại cá trắm, chép, trôi, rô phi... Tổng các nguồn thu từ mô hình VAC, mỗi năm gia đình ông đạt hơn 100 triệu đồng. Gia đình ông đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.

Mô hình chăn nuôi chim bồ câu của CCB Hoàng Mạnh Hùng, thôn Đồng Quán, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa).

Gần 4 năm tham gia chiến tranh biên giới, năm 1989 phục viên trở về địa phương, CCB Hoàng Mạnh Hùng, thôn Đồng Quán luôn trăn trở tìm hướng thoát nghèo. Với bản chất chịu khó, năng động, ông đã tìm tòi, mạnh dạn xây dựng mô hình chăn nuôi gà rừng, chim bồ câu. Hiện nay, trong chuồng gia đình ông có hơn 300 đôi chim bồ câu và hơn 300 con gà rừng. Ngoài nuôi chim, gà, anh còn trồng hơn 1 ha rừng, mở một cửa hàng tạp hóa và một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, tạo việc làm thường xuyên cho 2 - 3 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 4-5 triệu đồng/người/tháng. 

Năm 2005, gia đình CCB Nguyễn Tiến Dũng di dân tái định cư từ lòng hồ thủy điện Na Hang về xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa). Ông bàn với vợ đầu tư vốn tìm địa điểm dựng nhà ở khu chợ Hòa Phú (Chiêm Hóa) thuộc thôn Càng Nộc. Nhờ nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng, giá cả hợp lý, cửa hàng gia đình ông ngày càng mở rộng. Năm 2011, ông tiếp tục đầu tư mở rộng thêm cửa hàng thứ 2 tại chợ Hòa Phú và giao cho con trai út quản lý. Hiện nay, các cửa hàng gia đình ông có đủ các mặt hàng từ quần áo, giầy dép đến đồ dùng gia đình. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Dũng lãi trên 200 triệu đồng. 

Ông Hà Cao Thượng, Chủ tịch CCB xã Hòa Phú cho biết, không chỉ ông Sỹ, anh Hùng, ông Tiến…, trên địa bàn xã còn nhiều tấm gương CCB đã gặt hái được thành quả trên mặt trận giảm nghèo, tiêu biểu như CCB Trương Văn Học, Lê Đức Tú, thôn Càng Nộc. Để có được kết quả trên, một mặt Hội CCB xã đã làm tốt công tác khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của các thế hệ CCB trong công cuộc giảm nghèo, làm giàu chính đáng, mặt khác cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết của BCH Hội CCB Việt Nam về chăm lo đời sống hội viên và tổ chức động viên CCB tham gia phát triển kinh tế của địa phương, phong trào thi đua “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”…

Đến nay, Hội CCB xã đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH hơn 1,2 tỷ đồng cho hơn 60 hội viên vay vốn. Ngoài ra, 17/17 chi hội xây dựng quỹ hội, với tổng quỹ hơn 260 triệu đồng, xét cho hơn 80 hội viên vay lãi suất thấp hoặc không lãi đối với hội viên có hoàn cảnh khó khăn để phát triển kinh tế. Nhờ vậy, hội viên có điều kiện xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả. Hiện nay, toàn xã có 8 mô hình CCB sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 2 mô hình cấp tỉnh, 4 mô hình cấp huyện và 2 mô hình cấp xã. 

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục