Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên: Nước không là vô tận!

Những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu cùng những thách thức về tài nguyên nước cho thấy nguy cơ hiện hữu nếu không có ngay những biện pháp quản lý, thích ứng phù hợp. Đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước giai đoạn 2019 - 2025 vừa được UBND tỉnh phê duyệt nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước theo hướng tiết kiệm, bền vững, thân thiện với môi trường.

Người dân xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) tận dụng nguồn nước sông Gâm để nuôi cá lồng bè. 

Tuyên Quang là tỉnh có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với hệ thống sông suối khá dày, mật độ bình quân 900m/km2, chia thành 3 lưu vực chính là: Lưu vực sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Tiềm năng nước mặt khoảng 22,143 tỷ m3/năm, trong đó lượng nước mưa là 10,4 tỷ m3/năm; lượng dòng chảy mặt 11,8 tỷ m3/năm. Tiềm năng nước ngầm 5,73 tỷ m3/năm cho thấy Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng nguồn nước tương đối dồi dào, chất lượng đáp ứng cho các mục đích khai thác, sử dụng. Nếu so với năm 2010, thì tổng lượng khai thác năm 2018 là gần 20 triệu m3, tăng 2,5 lần so với năm 2010. Trong đó phục vụ cho thủy điện là trên 18,7 triệu m3, tăng 2,4 lần; phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là trên 1,1 triệu m3, tăng 7,55 lần; phục vụ cho sản xuất công nghiệp là trên 10 triệu m3, tăng 1,95 lần; phục vụ cho sinh hoạt và dịch vụ là gần 70 triệu m3 tăng 2,16 lần. 

Để quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, từ năm 2011 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện thăm dò, đánh giá tài nguyên nước tại nhiều khu vực trong tỉnh, như dự án thăm dò, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, xây dựng bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/25.000 tại 2 xã Tứ Quận, Lang Quán (Yên Sơn); dự án khai thác nước phục vụ cấp nước cho trung tâm thị trấn huyện lỵ Lâm Bình hay dự án điều tra, đánh giá tiềm năng nước dưới đất và đo vẽ thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/50.000 khu vực các xã phía Nam huyện Sơn Dương. Các dự án này lượng nước thăm dò đều đạt và vượt mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực. 

Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhân là việc nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác quản lý thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước; ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của một bộ phận dân cư, cơ quan, tổ chức còn thấp; có nơi chính quyền địa phương còn xem nhẹ yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước. Nguồn nước đã có nhiều biểu hiện suy giảm, cạn kiệt; hiện tượng lũ quét, lũ ống, ngập lụt, gây thiệt hại về người, tài sản của nhân dân. Chất lượng nguồn nước mặt một số nơi bị ô nhiễm cục bộ, nước thải đô thị, bệnh viện, chợ, hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch và hoạt động sản xuất công nghiệp... chưa được thu gom, xử lý triệt để; việc hành nghề khoan nước dưới đất, trám lấp lỗ khoan chưa được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước không tuân thủ các quy định của pháp luật đang dần hủy hoại môi trường, nguồn nước trên địa bàn của tỉnh.

Thêm vào đó, do thiếu lực lượng cán bộ nên công tác điều tra, rà soát nắm hiện trạng các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là tài liệu địa chất thủy văn và cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý còn rất thiếu và không đồng bộ. Các công trình đầu tư trên địa bàn đều không được khảo sát đánh giá kỹ về tài nguyên nguồn nước dẫn đến tình trạng một số công trình đã được cấp phép nhưng khi đưa vào vận hành khai thác thì lưu lượng không đáp ứng...

Khối lượng các công trình thuộc diện phải lập hồ sơ cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn rất lớn, nhưng do các chủ đầu tư và nguồn kinh phí chỉ tập trung cho xây dựng công trình, một số công trình thu không đủ chi, vì vậy không có kinh phí để lập hồ sơ trình cấp phép đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý trên địa bàn và gây thất thoát cho ngân sách của tỉnh do không có cơ sở để tính tiền cấp quyền và thu phí sử dụng tài nguyên nước. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ, khai thác tài nguyên nước của một bộ phận dân cư, cơ quan, tổ chức chưa cao. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Để thay đổi tập quán khai thác, sử dụng nước của cả cộng đồng xã hội đòi hỏi một quá trình chuyển tiếp trong nhiều năm. Giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh đã bố trí trên 1,56 tỷ đồng thực hiện đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước. Trong đó, năm 2019 được bố trí 500 triệu đồng; từ năm 2021 đến năm 2024 mỗi năm trên 168 triệu đồng; năm 2025 trên 177,6 triệu đồng. Tiếp theo những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011 -2015 về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước, việc thực hiện tiếp nối dự án này là bảo vệ và cải thiện chất lượng nguồn nước. 

Theo TQOL

Tin cùng chuyên mục