Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Gương Bí thư Chi bộ làm giàu từ chăn nuôi gia súc

Ông Bàn Văn Lâm, dân tộc Dao, thôn Nà Chám, xã Kiên Đài được biết đến là một Bí thư Chi bộ thôn gương mẫu, đi đầu trong  phát triển kinh tế từ chăn nuôi gia súc, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Ông Bàn Văn Lâm, thôn Nà Chám, xã Kiên Đài chăm sóc đàn trâu của gia đình.

Là Bí thư Chi bộ, ông Lâm luôn gương mẫu, đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động các đồng chí đảng viên và bà con nhân dân trong thôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của một Bí thư Chi bộ, giúp đỡ bà con trong thôn phát triển kinh tế gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xóa đói giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Thường xuyên vận động nhân dân  tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Không chỉ phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của một Bí thư Chi bộ, ông Lâm còn mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế gia đình. Mô hình kinh tế chăn nuôi gia súc của gia đình ông hiện là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Lâm cho biết: bản thân ông đã trực tiếp đi học hỏi nhiều mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương trong và ngoài huyện; trực tiếp tham gia những lớp tập huấn do cán bộ khuyến nông địa phương tổ chức, hướng dẫn. Cùng với đó, ông Lâm đã mạnh dạn đầu tư vốn từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của gia đình mà ông tích lũy được để đầu tư sửa sang, xây dựng chuồng trại chăn nuôi 12 con trâu sinh sản và hàng trăm con gia cầm các loại. Để có được thành công trong chăn nuôi như ngày hôm nay, ông Bàn Văn Lâm chia sẻ: Khi mới bắt tay vào làm kinh tế, ông và gia đình cũng gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm, cũng như chưa nắm chắc được kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bênh… Nhưng nhờ đức tính kiên trì, qua thời gian vừa làm, vừa học, tham khảo sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tham quan thực tế và tham gia các lớp tập huấn; đặc biệt, ông Lâm luôn áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn kỹ về con giống, thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi...dần dần các mô hình đã đem lại hiệu quả. Ngoài ra, ông Lâm còn bỏ vốn mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; mua giống lúa, ngô cho năng suất cao vào gieo cấy, trồng trọt trên diện tích hàng nghìn m2 ở cả 3 vụ/năm. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Lâm có thu nhập từ 70 đến trên 100 triệu đồng.  Đây là một nguồn thu nhập không nhỏ đối với một hộ gia đình ở trong thôn, trong xã. 

Từ sự thành công trong phát triển kinh tế của gia đình, ông Bàn Văn Lâm đã không ngần ngại giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng bà con nhân dân trong chăn nuôi, sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Mô hình chăn nuôi gia súc của gia đình ông Lâm đã có sức lan tỏa, được nhiều người học tập, làm theo./.

Hải Hà

Tin cùng chuyên mục