Sau khi học hết lớp 12, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên anh Bùi Văn Tú ở nhà tham gia sản xuất cùng bố mẹ. Từ năm 2012 trở về trước, ngoài việc cùng gia đình tập trung vào sản xuất nông nghiệp, gia đình anh cũng chỉ phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ để tạo việc làm và có thêm nguồn thu nhập phục vụ chi tiêu, đảm bảo cuộc sống hàng ngày. Từ một thanh niên năng động, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của Đoàn thanh niên, tích lũy dược nhiều kinh nghiệm từ việc tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, sản xuất ở xã phù hợp với điều kiện của địa phương, đã tạo động lực và quyết tâm cao giúp anh mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn. Được gia đình ủng hộ, năm 2013, anh Tú quyết định huy động mọi nguồn lực chuyển đổi mô hình sang hướng trang trại nuôi lợn khép kín. Kết hợp với nguồn vốn tích lũy sau nhiều năm chăn nuôi, trồng trọt, anh vay thêm 100 triệu từ ngân hàng để mở rộng mô hình. Anh đã xây dựng mô hình nuôi lợn đệm lót sinh học với diện tích gần 200 m2, nhiều ngăn, có máng ăn, nguồn nước uống tự động. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, mô hình của anh Tú đã bước đầu có thu nhập. Sau hơn ba năm, đến nay, trang trại của anh Tú đã trở thành mô hình điểm của thanh niên trong xã. Với mức thu nhập mỗi năm đạt trên 500 triệu đồng, mô hình chăn nuôi lợn của anh đã đem lại nguồn thu khá và vươn lên làm giàu chính đáng ngay tại quê hương mình. Trang trại nuôi lợn của đoàn viên Bùi Văn Tú, thôn An Phú, xã Tân An là một trong những mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế điển hình của thanh niên xã, được nhiều người đến tham quan và học hỏi.
Mô hình chuồng trại chăn nuôi của anh Tú được thiết kế, xây dựng, bố trí theo hướng đệm lót sinh học
Hiện nay, trang trại của anh đang có trên 20 con lợn nái, bình quân mỗi tháng anh thu 6 lứa lợn con. Ngoài bán giống, từ năm 2015 đến nay, mỗi năm gia đình anh xuất bán 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa bình quân khoảng 100 - 120 con, tùy theo giá cả thị trường, mỗi năm gia đình anh thu trên 500 triệu đồng nhập từ chăn nuôi lợn, trừ chi phí, còn lãi 150 triệu đồng/năm. Những kinh nghiệm, kỹ thuật về chăn nuôi của mình đểu được anh Tú tham khảo trên các phương tiện đại chúng và tích cực đi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nơi để tích luỹ kinh nghiệm đưa về ứng dụng cho mô hình của mình. Điểu khác biệt đó là chuồng trại chăn nuôi đều tự tay anh Tú thiết kế, xây dựng, bố trí theo mô hình nuôi lợn theo hướng đệm lót sinh học, vừa tiết kiệm chí phí chăn nuôi đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Bản thân anh cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do thôn, Đoàn xã phát động, đặc biệt là phong trào chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới. Anh Tú cho biết thêm; để có được mô hình trang trại như hôm nay cũng từ việc anh tích cực tham gia các hoạt động đoàn, được sự tuyên truyền, vận động của tổ chức Đoàn thanh niên xã, nhất là sự lan tỏa của phong trào 5 xung kích phát triển kinh tế đã giúp anh có hướng đi đúng và học được cách vượt qua khó khăn để vươn lên phát triển kinh tế cho gia đình mình. Hiện anh là một tấm gương thanh niên tiêu biểu của Đoàn xã Tân An, với mô hình mới, tạo điều kiện cho tuổi trẻ xã nhà học tập và noi theo.
Từ mô hình của anh Tú, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 500 triệu đồng
Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế, năm 2014, anh Bùi Văn Tú vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen có thành tích trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế trên.
Gửi phản hồi