Xác định được tâm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên Đảng bộ chính quyền xã Hòa Phú đã tìm ra hướng đi mới đó là: thông qua các chương trình, dự án điểm từ đó tổ chức tổng kết nhân ra diện rộng như: Năm 2010 Phối hợp với công ty SuynGenTa triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình sản xuất trồng giống ngô; NK66; NK4300 tại thôn Làng Chang với diện tích 5ha; Năm 2011 Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện thực hiện dự án trồng lúa chất lượng cao tại thôn Đồng Bả với diện tích 5ha, ngoài việc trồng cây ngô để lấy hạt, thông qua các tổ chức đoàn thể của xã đã vận động nông dân, trồng cây ngô vụ đông để cung cấp cho Công ty chăn nuôi bò sữa Tuyên Quang với tổng diện tích 30ha/năm, năm 2013 xã đã phối hợp với trường Đại học Hùng Vương quy hoạch thực hiện 01 ha mô hình đậu tương giống hè thu tại thôn Đồng bả, vụ đông năm 2013 cùng với Hợp tác xã Đồng Tiến Phối hợp với Viện nghiên cứu cây có củ thuộc bộ khoa học và công nghệ thực hiện dự án trồng khoai tây nhằm cung cấp giống được trên 5,5 ha. Qua tổng kết đánh giá năng xuất bình quân đạt 12tấn/ha tương đương 60 triệu đồng/ha. Năm 2014 xã tiếp tục mở rộng diện tích cây khoai tây giống với diện tích là 20 ha. Ngoài việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở diện tích đất trồng lúa, xã đã tận dụng diện tích đất soi bãi, đất màu đồi, triển khai thực hiện quy hoạch vùng trồng mía để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, nhiều diện tích đất màu, đất nương kém hiệu quả được chuyển sang trồng mía. Thực tế sản xuất những năm qua cho thấy, cây gì phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, và có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì xã vận động, khuyến khích bà con sản xuất, bởi chỉ có sản xuất theo nhu cầu thị trường thì nông sản của bà con mới dễ tiêu thụ. Từ diện tích cây mía năm 2011 chỉ có 26ha nhưng đến quý I/2014 diện tích mía đã lên đến 130ha. Xã đã xác định cây mía là cây chính giúp bà con thoát đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ruộng dưa chuột của bà con nông dân thôn Đồng Bả, xã Hoà Phú
Cùng với việc triển khai chuyển đổi giống cây trồng, xã Hòa Phú đã vận động nhân dân tập trung đẩy mạnh chăn nuôi, trú trọng công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi. Nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chăn nuôi đảm bảo công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh. Năm 2013 xã đã phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện mở 02 lớp chăn nuôi thú y tại xã với 70 học viên tham gia, phối hợp với trung tâm Khuyến nông huyện mở 03 lớp tư vấn về giống, phân bón cây trồng vật nuôi, có trên 220 lượt hội viên tham gia. Qua các lớp dạy nghề, các trương trình tập huấn tại xã đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc chăn nuôi đảm bảo công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh. Tính đến cuối năm 2013, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã đạt trên 33.000 con. trong đó, có 807 con trâu; 5.600 con lợn, hơn 36.000 con gia cầm. Nhiều gia đình đã tìm tòi, học hỏi, xây dựng mô hình gia trại chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 80- 100 triệu đồng/năm (sau khi đã trừ chi phí đầu tư). Qua rà soát năm 2013 có 200 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó Cấp Trung ương 1 hộ, Tỉnh 2 hộ, cấp huyện 06 hộ, cấp xã 191 hộ. Điển hình cho các mô hình sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vu, trồng cây lâm nghiệp, trồng mía có thu nhập cao như hộ ông Trương Văn Học, Ma Văn Thường ở thôn Càng Nộc; Ông Nông văn Đoàn ở thôn Gia Kè, hộ ông Nguyễn Đình Hành, Nguyễn Đình Mãn Thôn Đèo Chắp; Hộ Ông Hà Cao Thượng, anh Hoàng Văn Cương ở thôn Đồng Mo... Cũng chính nhờ việc vận động nhân dân tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của xã ngày càng được nâng cao, bình quân đạt 15%/năm. Thu nhập bình quân theo đầu người ước tính đến năm 2013 đạt 1,7 triệu đồng, đời sống của nông dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã đến hết năm 2013 giảm xuống còn 9,21% (128 hộ/1390hộ).
Kinh nghiệm của địa phương trong thực hiện chương trình là vận động nhân dân chọn các loại giống phù hợp, từ đó xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, vận động nhân dân tham dự các buổi tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao nhận thức của người dân, tự giác nhân ra diện rộng.
Gửi phản hồi