Dự Hội nghị có đồng chí Ma Văn Long, Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh; Trung tâm khuyến nông tỉnh; Liên minh các HTX của tỉnh; Đại diện Ngân hàng NN&PTNT tỉnh; Chi nhánh NH&PTNT huyện; Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh; Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Lâm Bình; lãnh đạo các xã Xuân Lập, Bình An, Khuôn Hà, Thượng Lâm của huyện Lâm Bình. Lãnh đạo xã và thành viên các HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình tiêu biểu tham gia mô hình chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh và trên địa bàn huyện Chiêm Hóa.
Các đại biểu tham gia hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Mô hình liên kết chăn nuôi trâu bò thịt an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được Trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành triển khai thực hiện từ tháng 9/2017. Theo đó, HTX công nghệ cao Tiến Thành cam kết chính sách cung ứng giống trâu, bò, thức ăn chăn nuôi đầu vào và bao tiêu sản phẩm giống vật nuôi sau khi kết thúc thời gian chăn nuôi. Phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh. Đối với các hộ chăn nuôi tham gia mô hình chủ động xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn kỹ thuật, tự túc nguồn thức ăn thô xanh, sử dụng thức ăn ủ chua lên men như sắn tươi, bắp thân cây ngô; thức ăn tinh như: Cam thảo dược; cám ngô, cám gạo, bã đậu nành, bã bia…Kết quả sau 1 triển khai thực hiện đã có 10 HTX, tổ hợp tác tham gia mô hình thuộc các huyện trong tỉnh với tổng số con trâu, bò đã nuôi là 703 con, trong đó đã xuất bán 265 con trâu, 249 con bò; số trâu, bò hiện đang nuôi là 189 con. Chiêm Hóa có HTX Tiến Quang, xã Vinh Quang và 6 tổ hợp tác thuộc các xã Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Hùng Mỹ, Xuân Quang, Hà Lang, Hòa Phú tham gia thực hiện mô hình. Qua 1 năm triển khai thực hiện cho thấy, sau thời gian chăn nuôi từ 2,5 đến 3 tháng trừ chi phí cho lãi bình quân 1 con trâu khoảng 5 triệu đồng; lãi bình quân 1 con bò khoảng 3 triệu đồng. Mô hình bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, thay đổi phương thức chăn nuôi từ chăn nuôi đại gia súc theo lối truyền thống sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có bao tiêu sản phẩm.
Các đại biểu tham quan mô hình thực tế chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo an toàn sinh học tại một số hộ gia đình thuộc HTX Tiến Quang, xã Vinh Quang.
Phát huy kết quả đạt được và tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo an toàn sinh học; trâu, bò sinh sản theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16 ngày 22/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh, đề án tái cơ cấu nghành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 – 2020, Trung tâm khuyến nông tỉnh sẽ phối hợp với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo an toàn sinh học; chăn nuôi trâu bò sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi với quy mô từ 1.000 con trâu thịt, 2.000 con bò thịt/năm; Triển khai chuỗi chăn nuôi dê, bò để bán ra thị trường nước ngoài; thí điểm triển khai chuỗi chăn nuôi bò sinh sản tại một số HTX trên địa bàn tỉnh; phối hợp, tư vấn cho các HTX, Tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp tại các địa phương trong tỉnh tham gia chuỗi liên kết được tiếp cận các nguồn vốn vay có hỗ trợ lại suất…
Gửi phản hồi