Đồng chí Ma Phúc Khứu, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Chủ nhiệm Đề tài “Phục tráng, duy trì và phát triển giống lạc L14 phục vụ sản xuất hàng hóa tại huyện Chiêm Hóa” báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Đề tài.
Sau 02 năm triển khai thực hiện đề tài, kết quả thực hiện Đề tài đã đáp ứng được mục tiêu và nội dung đề ra, cụ thể: Đã điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, mẫu giống, tình hình sản xuất, bảo tồn, phát triển của giống lạc L14 tại huyện Chiêm Hóa… Phục tráng và chọn lọc giống lạc L14 siêu nguyên chủng của huyện Chiêm Hóa theo Tiêu chuẩn ngành số 10 TCVN 12181-2018; Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc L14 của huyện Chiêm Hóa với 10 ha mô hình sản xuất lạc giống; Tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 25 cán bộ kỹ thuật cơ sở và 280 lượt người dân về kỹ thuật phục tráng giống và kỹ thuật sản xuất lạc giống L14; xây dựng được 01 bản hướng dẫn kỹ thuật phục tráng và sản xuất lạc giống L14; phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao xây dựng phóng sự truyền hình góp phần đưa sản phẩm đến với người sản xuất trong và ngoài tỉnh… Với việc phục tráng, khôi phục những phẩm chất tốt ban dầu của giống lạc L14 đã góp phần bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn gen giống cây trồng tốt cho địa phương. Giúp cho huyện, xã và người dân chủ động được nguồn giống có chất lượng, xuất sứ rõ ràng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hàng hóa góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm “Lạc Chiêm Hóa” đến với người sản xuất, tiêu dung trong thời gian tới.
Đại biểu Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang tham gia góp ý vào thực hiện Đề tài “Phục tráng, duy trì và phát triển giống lạc L14 phục vụ sản xuất hàng hóa tại huyện Chiêm Hóa”
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thảo luận và nhất trí đánh giá: Cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện Đề tài đã nghiêm túc triển khai thực hiện và hoàn thành các nội dung theo Hợp đồng đã ký kết, kết quả của Đề tài là cơ sở để chính quyền địa phương mở rộng sản xuất hàng hóa, xây dựng văn bằng bảo hộ. Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong báo cáo, như: báo cáo điều tra, khảo sát cần bổ sung thêm tình hình phát triển kinh tế xã hội, giao thông, thủy lợi, tập quán canh tác, tiềm năng mở rộng sản xuất của giống Lạc Huyện Chiêm Hóa… Đồng thời có khuyến cáo cho người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; quy trình kỹ thuật thâm canh sản xuất giống Lạc Huyện Chiêm Hóa cần đảm bảo tính khoa học, có khuyến cáo cụ thể cho người dân, cần viết dễ hiểu hơn để người dân dễ áp dụng và sớm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; việc bảo tồn các giống Lạc L14 cần được tiếp tục duy trì; cần đánh giá thêm hiệu quả kinh tế, mối liên kết 4 nhà; tiếp tục tuyên truyền kết quả của Đề tài để người dân mở rộng sản xuất…
Đồng chí Vũ Đình Tân, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở phát biểu tiếp thu và kết luận tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Vũ Đình Tân, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã đánh giá cao kết quả thực hiện của Đề tài, đồng chí đề nghị các thành viên tham gia thực hiện hoàn thiện nội dung hồ sơ của Đề Tài trước ngày 30/7 để bảo vệ trước Hội đồng khoa học Công nghệ của tỉnh để đánh giá, nghiệm thu Đề tài cấp tỉnh. Đề nghị Sở khoa học và công nghệ tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới, quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân của huyện Chiêm Hóa sẽ được tham gia vào các hoạt đông Khoa học công nghệ, vào những Đề tài, Dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông lâm nghiệp thủy sản, xây dựng các sản phẩm OCCOP để nhằm góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện./.
Gửi phản hồi