Các đại biểu tham qua mô hình phục tráng, phát triển giống lạc L14 phục vụ sản xuất tại gia đình ông Quan Văn Trường, thôn Bản Chỏn xã Phúc Sơn.
Với mục đích phục tráng giống lạc L14 nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, phục vụ phát triển sản xuất lạc giống, lạc hàng hóa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và xây dựng được vùng sản xuất lạc giống L14 của huyện Chiêm Hóa. UBND huyện đã triển khai thực hiện Đề tài: “Phục tráng, duy trì và phát triển giống lạc L14 phục vụ sản xuất hàng hóa tại huyện Chiêm Hóa”, thời gian thực hiện từ tháng 4/2019 đến tháng 9/2021 có tổng kinh phí thực hiện trên 1,2 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 624 triệu đồng. Sau 5 tháng triển khai, cơ quan chủ trì đề tài đã thực hiện hoàn thành nội dung, đạt được mục tiêu đề ra. Đã điều tra khảo sát, đánh giá được hiện trạng sản xuất Lạc tại các địa phương trong huyện; những thuận lợi khó khăn trong việc phát triển sản xuất, tiêu thụ của người dân trong sản xuất Lạc, tiến hành thu thập thu thập được 100 mẫu giống lạc tương đương 55 kg của 55 hộ gia đình, tiến hành đánh giá, chọn lọc kỹ dựa trên đặc điểm giống, đã chọn lọc được 44 kg để phục tráng, sản xuất lạc giống L14 siêu nguyên chủng. Theo đó, Trạm khuyến nông phối hợp với UBND xã Phúc Sơn tiến hành lựa chọn địa điểm ruộng gieo trồng 2.000m2 tại hộ gia đình ông Quan Văn Trường ở thôn Bản Chỏn xã Phúc Sơn, tỷ lệ mọc đạt 85-90%. Sau hơn 1 tháng trồng, tiến hành đánh dấu 2000 cây để theo dõi và chọn cá thể G0. Nhìn chung từ khi gieo trồng đến nay nhờ chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện cho cây trồng trinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, ở giai đoạn ra hoa rộ xuất hiện bệnh đốm lá lạc, nhưng nhờ có sự hướng dẫn từ cơ quan chuyên môn, gia đình ông Trường đã nhanh chóng thực hiện phun thuốc phòng trừ kịp thời nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây Lạc .
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá cao kết quả của đề tài án.
Sau khi tham qua mô hình phục tráng, phát triển giống lạc L14 phục vụ sản xuất tại gia đình ông Quan Văn Trường, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng: Đề tài thực hiện đúng thuyết minh đã xây dựng, đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình sản xuất lạc tại những xã có diện tích trồng lạc lớn trên địa bàn huyện, đồng thời thu thập được 100 mẫu giống lạc chọn lọc để cấp cho hộ thực hiện tiến hành phục tráng, sản xuất lạc giống L14 siêu nguyên chủng (vụ thứ nhất chọn lọc cá thể thế hệ G0). Cùng với đó, chất lượng công việc luôn đảm bảo đúng mục tiêu của Đề tài, cán bộ kỹ thuật, hộ gia đình thực hiện mô hình đã thực hiện các bước đúng theo trình tự. Với quy trình trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, đến thời điểm này giống lạc L14 siêu nguyên chủng được trồng thử nghiệm tại nhà ông Trường gần cho thu hoạch, cây lạc xanh tốt, sai củ. Các thành viên Hội đồng đã thảo luận đều nhất trí đánh giá cao kết quả của đề tài án, qua đó sẽ góp phần phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân.
Thay đổi tập quán canh tác, tạo lập vùng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng trồng lạc hàng hóa vụ đông trên địa bàn tạo nguồn giống tốt, mời gọi doanh nghiệp về với nông nghiệp là cách làm, định hướng đúng của huyện Chiêm Hóa, qua đó nhằm phục vụ cho sản xuất tại địa phương cũng như cung cấp giống cho nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Đầy là việc làm thiết thực của huyện Chiêm Hóa tham góp tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020./.
Gửi phản hồi