Mô hình trồng nấm sò đem lại thu nhập 20 - 30 triệu đồng/tháng cho gia đình chị Hoàng Thị Ánh Nguyệt, thôn Phúc Tâm, xã Phúc Thịnh.
Nhận thấy sản xuất nấm sò cho hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, lại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gia đình, chị Hoàng Thị Ánh Nguyệt, thôn Phúc Tâm, xã Phúc Thịnh đã bắt tay vào làm nấm sau khi được học qua một lớp học nghề về kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm sò tại xã. Kỹ thuật đơn giản, thu hoạch sớm, chi phí nguyên liệu thấp mà giá bán lại ổn định. Chị Nguyệt cho biết, Nấm Sò được xem là một loại thực phẩm rau sạch, giàu dinh dưỡng. Nguyên liệu để sản xuất nấm có trong các phế phẩm như mạt cưa, mía đường, rơm rạ, gỗ mục.. 1 ngày 50 kg. 1 tháng 20 – 30 triệu, Đây là những nguyên liệu đơn giản, rẻ và gần như luôn có sẵn ở mọi nơi. Mặt khác, việc trồng và sơ chế nấm không phức tạp, phù hợp với điều kiện, trình đọ của lao động ở nông thôn. Từ mô hình đã đem lại cho gia đình chị Nguyệt nguồn thu nhập cao từ trồng nấm. Bình quân mỗi ngày gia đình chị Nguyệt thu về khoảng 40 đến 50 kg nấm, sau khi xuất bán ra thị trường thì mô hình Nấm Sò cũng thu về cho gia đình từ 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng. Chị dự định sẽ mở rộng thêm diện tích để tăng sản lượng, cung cấp cho thị trường.
Người dân đến tham quan học tập mô hình trồng nấm nhà chị Hoàng Thị Ánh Nguyệt
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xã Phúc Thịnh đã lựa chọn sản phẩm Nấm Sò sinh học là sản phẩm thế mạnh của địa phương để tăng thu nhập cho người dân. Xã đã tuyên truyền đến các hộ dân về giá trị kinh tế từ nấm sò và nhân rộng mô hình này, đồng thời tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình thực hiện mô hình để tăng hiệu quả kinh tế; khuyến khích thành lập tổ hợp tác trồng nấm, mở rộng quy mô sản xuất, đưa nấm trở thành một sản phẩm hàng hóa, vừa giúp tạo công ăn việc làm cho thêm nhiều lao động ở địa bàn thôn, xã vừa giúp các hộ tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Cùng với đó, xã sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn mở thêm các lớp chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm để người dân áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Với thị trường hiện nay, người tiêu dùng luôn lựa chọn các sản phẩm sạch, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng, do đó việc xã Phúc Thịnh lựa chọn mô hình sản phẩm sản xuất Nấm Sò sinh học an toàn theo phương thức hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học sẽ là hướng đi hợp lý cho người nông dân phát triển và nhân rộng.
Với thực tế thị trường tiêu thụ và giá cả của sản phẩm nông nghiệp, việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã giúp địa phương nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao thu nhập của người dân./.
Gửi phản hồi