Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Tân Mỹ nhiều hộ dân giàu lên từ rừng

Xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa) hiện có 7.159 ha đất tự nhiên, trong đó đất rừng 5.200 ha. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế lâm nghiệp, do đó, những năm qua, chính quyền xã Tân Mỹ đã tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

Bà Quan Thị Niềm, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết, ngoài trồng keo, bạch đàn phục vụ công nghiệp chế biến, người dân trong xã còn trồng cây bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao như xoan, trám, quế… góp phần đa dạng các loại cây và hệ sinh thái rừng. Hàng năm, doanh thu từ rừng của xã đạt trên 20 tỷ đồng.


Anh La Càn Nhệ, thôn Sơn Thủy thăm rừng keo của gia đình.

Toàn xã có 18 thôn đều có rừng, nhiều hộ có đến trên 20 ha rừng, cuộc sống ngày càng khá giả từ trồng rừng. Anh Phan Văn Tảo, thôn Sơn Thủy cho biết, gia đình hiện có 21 ha keo từ 5 đến 10 năm tuổi. Năm 2004, anh đầu tư trồng 10 ha keo trên diện tích đất trồng sắn và đất canh tác kém hiệu quả; liên doanh 11 ha với Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa theo nguyên tắc gia đình bỏ công chăm sóc, phía công ty cung cấp cây giống và phân bón, lợi nhuận thu được chia đôi. Sau 15 năm gắn bó với rừng, anh đã có cơ ngơi trị giá vài tỷ đồng với căn nhà 3 tầng khang trang, xe ô tô và nhiều trang thiết bị đắt tiền. Anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian qua, chính quyền xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện cấp chứng chỉ FSC. Toàn xã hiện có 785 ha rừng FSC, nhiều nhất trong số 7 xã toàn tỉnh đã được cấp chứng chỉ FSC cho nhóm hộ. Chủ tịch xã UBND xã Quan Thị Niềm phấn khởi nói, lúc đầu đi vận động nhân dân thực sự khó khăn nhưng được cán bộ giải thích làm chứng chỉ cho rừng sẽ nâng cao giá trị lên từ 10 đến 15% nên ai cũng nghe và làm theo. Thực tế nhiều hộ bán gỗ có chứng chỉ FSC thu nhập cao như hộ ông Quân Văn Tác, thôn Bản Giảo; hộ ông Hoàng Vĩnh Dũng, Quân Hồng Quang, thôn Nà Héc….

Gia đình anh La Càn Nhệ, thôn Sơn Thủy có 5 ha rừng. Anh kể, gia đình anh từ quê hương Xuân Tiến (Na Hang) về đây tái định cư. Nhận thấy đất trống còn nhiều, anh mạnh dạn đăng ký với xã cải tạo đất hoang hóa trồng rừng. Anh bảo, lúc mới trồng trong thôn không ai tham gia, đến năm 2010, khi anh bán 4 ha gỗ keo được 150 triệu đồng, người dân trong thôn thấy được hiệu quả từ rừng và bắt đầu làm theo. Hiện nay, với vai trò là Trưởng thôn cũng là trưởng nhóm trồng rừng FSC của thôn, anh Nhệ luôn đi đầu vận động nhân dân trồng rừng, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, không xâm phạm đến diện tích rừng tự nhiên của xã.

Tân Mỹ là xã đi đầu toàn huyện Chiêm Hóa về công tác trồng rừng. Năm 2019, xã trồng mới được 89 ha, đạt 110% kế hoạch được giao, tiêu biểu trong công tác này là thôn Bưa, Pắc Có, Bản Giảo… mỗi thôn đều hoàn thành trồng trên 10 ha rừng. Trong năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019, địa bàn xã Tân Mỹ không xảy ra các vụ việc nào liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục