Ngay đầu giờ sáng tranh thủ thời tiết có nắng, Ông Nguyễn Gia Nhượng thôn Lăng Luông xã Tân Thịnh đã phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho hơn 2.000 m2 diện tích lúa xuân của gia đình. Ông cho biết: Thời điểm này lúa đang trong giai đoạn làm đòng, đứng cái ngoài điều tiết lượng nước hợp lý thì ông thường xuyên thăm đồng theo dõi sự sinh trưởng cũng như kịp thời phát hiện sâu bệnh hại lúa. Do thời tiết thất thường mưa nắng xen kẽ nên diện tích lúa của gia đình ông đã bị đạo ôn, sâu quấn lá, thận trọng ông đã nhổ cả cây lúa đem đến cho cán bộ khuyến nông xã và cán bộ khuyến nông huyện phụ trách địa bàn xã cụ thể để được tư vấn mua thuốc cũng như được hướng dẫn cách phòng trừ. Bên cạnh sâu bệnh, vụ xuân này lúa cũng bị chuột phá hoại, ông tập trung đánh chuột vào buổi chiều hàng ngày, thực hiện quây kín nilong quanh bờ để tránh chuột vào phá hoại lúa. Do làm tốt công tác chăm sóc và phát hiện sâu bệnh hại nên hiện tại lúa của gia đình ông vẫn đang sinh trưởng và phát triển chưa gây thiệt hại nhiều.
Người dân phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lúa tại xã Tân Thịnh.
Vụ xuân năm nay, xã Tân Thịnh huyện Chiêm Hóa gieo cấy 162 ha lúa chủ yếu là các giống lúa tạp giao, khang dân, BC 15, J01, Nhị ưu... Thời điểm này lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông bên cạnh việc tích cực chăm sóc cây lúa của bà con nông dân, Ban Chỉ đạo sản xuất xã yêu cầu hợp tác xã nông lâm nghiệp làm tốt công tác điều tiết nước, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý cho từng cánh đồng; Ban chỉ đạo sản xuất của xã Tân Thịnh đã chỉ đạo đội ngũ khuyến nông xã, thôn bản tăng cường bám sát đồng ruộng, tập trung hướng dẫn nông dân bón phân, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và chủ động phòng, trừ dịch hại trên cây lúa .Theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình sâu bệnh để khuyến cáo người dân các biện pháp phòng chống sâu bệnh hại lúa. Theo thống kê hiện cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy diện có 3ha diện tích lúa ở các thôn bản bị chuột hại, bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá hại rải rác chủ yếu ở các giống lúa BC 15, TBR 225, trong đó có 1 chân ruộng bị sâu bệnh hại nặng xã đã hướng dân nông dân phòng trừ. Đặc biệt, bà con đã chú trọng sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc để phòng trừ theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách. Đến thời điểm hiện tại số diện tích lúa bị hại đang hồi phục.
Hiện nay, toàn bộ diện tích lúa đang trong quá trình làm đòng, đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong quyết định năng suất, sản lượng của cây lúa. Với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với sự chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa của bà con nông dân sẽ là những điều kiện tốt nhất hướng tới một vụ xuân thắng lợi.
Gửi phản hồi