Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Tin vào chính mình

Ở Yên Nguyên (Chiêm Hóa), người ta vẫn ví von chị Nguyễn Thị Uyên, sinh năm 1983, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ và Nông nghiệp Hoàng Thức như bông hoa đẹp của núi rừng, vừa đẹp người lại đẹp nết. Những tưởng một phụ nữ đẹp như chị chỉ chọn những công việc nhẹ nhàng, ấy thế nhưng chị lại chẳng nề hà những việc nặng nhọc. Chị vẫn bảo: “Chỉ cần mình tin mình làm được thì sẽ thành công...”.

Ba chìm, bảy nổi, lắm lênh đênh

Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo nên từ nhỏ chị Uyên đã sớm nuôi dự định phải làm kinh tế mới mong thoát nghèo. Sau khi lập gia đình, sinh được hai người con, vốn được đào tạo chuyên ngành hộ lý, chị Uyên chọn con đường xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Ở xứ người 6 năm làm công việc hộ lý, chị Uyên tích cóp từng đồng tiền và ấp ủ ngày trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2015, chị Uyên trở về quê hương nhưng để có thêm vốn liếng kinh doanh, chị Uyên quyết định cùng chồng lên Đồng Văn (Hà Giang) nhận các công trình xây dựng. Những năm làm việc xa quê đã tôi luyện cho người phụ nữ yếu đuổi trở nên mạnh mẽ và có bản lĩnh kiên cường, vượt lên hoàn cảnh khó khăn.

Chị Uyên chăm sóc vườn cây phật thủ.

Chị Uyên luôn tin tưởng rằng, bất kể làm việc gì ban đầu cũng gặp khó khăn nhưng nếu biết thích nghi và có niềm tin chiến thắng thì bản thân sẽ làm được. Hai năm sau, chị trở về Yên Nguyên rồi đăng ký tham gia các lớp học pha chế đồ uống. Chị đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở cửa hàng kinh doanh nước giải khát. Dù làm bất cứ công việc gì cũng phải có tâm, nghĩ như vậy nên chị Uyên còn đi tham khảo, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi để trang trí, xây dựng cửa hàng kinh doanh đồ uống của mình trở nên bắt mắt, tạo không gian thư thái cho khách hàng. Nhiều lần phải chuyển đổi nghề nghiệp, chị Uyên không thấy đó là nỗi vất vả mà sau mỗi chặng đường, chị đều đúc rút kinh nghiệm cho mình đó là phải chăm chỉ học tập, học trên mạng, học xung quanh, học từ những người đi trước.

Cũng trong thời gian mở cửa hàng kinh doanh đồ uống, chị Uyên còn đi học tập kỹ thuật trồng cây phật thủ. Trong một lần đi Lạng Sơn, chị thấy rất nhiều thương nhân Trung Quốc thu mua phật thủ làm dược liệu. Chị nghiên cứu và tìm hiểu thì thấy nhiều mô hình ở Hàm Yên trồng phật thủ khá thành công. Chị lặn lội lên tận những mô hình trồng phật thủ để học tập kỹ thuật trồng phật thủ. Chị quyết định mua lại một số diện tích đất nông nghiệp của nhân dân trong xã để bước đầu trồng 300 cây phật thủ. Từ đây, chị vừa kinh doanh đồ uống vừa trở thành nông dân trồng phật thủ. Phật thủ được thu hoạch, chị vừa bán phục vụ nhu cầu tín ngưỡng vừa bán cho thương lái thu mua làm dược liệu. Mỗi năm trung bình, chị Uyên bán ra thị trường 10 tấn phật thủ, thu nhập mỗi tấn là 25 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm, chị thu khoảng 250 triệu đồng từ phật thủ.

Chị Uyên cắt cỏ voi chăm sóc đàn bò. 

“Đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

Một ngày của chị Uyên bắt đầu từ tờ mờ sáng đến tối nhọ mặt người. Khi gà bắt đầu cất tiếng gáy, chị Uyên đã ra đồng cắt cỏ cho bò, đỡ bò đẻ, rồi lại chở cỏ về trại bò, cùng với người lao động trực tiếp thái cỏ, chăm sóc và kiểm tra đàn bò... Khi công việc ở trại bò đã tươm tất, chị lại ra khu trồng phật thủ để chăm sóc cây phật thủ. Guồng quay của công việc kín mít nhưng không làm cho chị mệt mỏi. Người phụ nữ ấy vẫn tươi cười và nhẹ nhàng nói chuyện với khách và người giúp việc.

Sau thành công bước đầu của trồng cây phật thủ, chị Uyên bắt đầu thầu thêm đất của nhân dân để mở rộng diện tích trồng cây phật thủ lên đến 3.000m2 với 800 cây phật thủ. Hiện nay, toàn bộ diện tích phật thủ của gia đình chị đã cho thu hoạch. Mỗi năm, chị bán ra thị trường 30 tấn phật thủ, thu nhập bình quân từ phật thủ từ 500 đến 600 triệu đồng.

Hiện nay, chị Uyên đang là chủ trang trại nuôi bò lên tới hàng trăm con.

Nhận thấy xung quanh gia đình mình, một số người chưa có việc làm và thu nhập ổn định, chị Uyên mong muốn giúp đỡ người thân và bà con hàng xóm có công ăn việc làm, chị quyết định đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Bước đi này của chị được nhiều người cho là táo bạo, bởi một con bò 3B có giá hàng chục triệu đồng, nếu chẳng may bò bị bệnh hoặc mất giá thì chỉ có nước phá sản. Sau khi đi học hỏi, tìm hiểu ở nhiều nơi về thị trường bò 3B và kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cho bò, chị Uyên tự tin mình sẽ làm được.

Ban đầu chị đầu tư một khu chuồng trại quy mô nuôi 35 con bò sinh sản. Mỗi năm, bình quân một lứa bò sinh sản, chị có 35 con bê. Đàn bê này chị vừa giữ lại để làm giống và vừa bán ra thị trường. Năm 2022, chị quyết định thành lập Hợp tác xã Dịch vụ và Nông nghiệp Hoàng Thức với 7 thành viên tham gia, trong đó có 4 thành viên chăn nuôi bò và 3 thành viên kinh doanh dịch vụ, trồng phật thủ. Đồng thời thành lập thêm một khu chăn nuôi bò thứ 2 với quy mô 80 con bò 3B vỗ béo. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, chị mua thêm đất, thầu thêm ruộng trồng cỏ voi. Hiện nay, chị có 3 ha đất trồng cỏ voi. Mỗi năm bình quân, gia đình chị xuất bán 2 lứa bò thịt, mỗi lứa 40 con, mỗi con có trọng  lượng từ 5,5 tạ đến 6 tạ. Với giá trên thị trường hiện nay là 85 nghìn đồng - 92 nghìn đồng/kg, mỗi con bò được xuất chuồng bán với giá từ 40 đến 50 triệu đồng, trừ chi phí, chị thu lãi từ 16 đến 17 triệu đồng/con bò. Mô hình chăn nuôi bò và trồng phật thủ của chị Uyên hiện nay tạo việc làm ổn định cho 15 lao động. Ngoài ra, vào thời gian cao điểm, các công việc như ủ rơm, ủ ngô cho bò, làm cỏ cho vườn cây còn cần thêm từ 5 đến 7 lao động thời vụ.

Đồng chí Cầm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Yên Nguyên cho biết, tấm gương vượt khó vươn lên của chị Uyên rất đáng được học tập và lan tỏa. Đây là mô hình trồng trọt, chăn nuôi có quy mô lớn nhất và ổn định nhất trên địa bàn xã. Tấm gương của chị Uyên đã được cấp ủy, chính quyền địa phương lựa chọn đề nghị tỉnh khen thưởng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dịp tới đây.

Chia tay chị Uyên, trong tôi vẫn còn nhiều ấn tượng về người phụ nữ hay lam hay làm, chịu thương chịu khó, đầy bản lĩnh và nghị lực.

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục