Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Vinh Quang khuyến khích người dân chăn nuôi lợn quy mô lớn

Theo UBND xã Vinh Quang (Chiêm Hóa), hiện xã có 8 trang trại chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra có 10 hộ đã đăng ký tổ chức chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại và đang chờ cấp có thẩm quyền thẩm định. Tổng đàn lợn của xã có gần 8.000 con. Ước tính có 100 hộ nuôi lợn quy mô từ 50 - 100 con. Các mô hình trang trại thì có quy mô tổng đàn từ 200 con lợn đến 700 con.

Trang trại nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Thái, thôn Vĩnh Bảo, xã Vinh Quang (Chiêm Hóa).

Trang trại nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Thái, thôn Vĩnh Bảo có quy mô trên 2.000 m2 với 5 tổ hợp nuôi lợn, ước tính có thể nuôi được 1.200 con lợn thịt. Hiện trang trại của gia đình bà Thái đang nuôi 60 con lợn nái và trên 600 con lợn thịt. Khi chúng tôi đến thăm, bà Thái đang cùng gia đình dọn dẹp gian chuồng nuôi lợn mới quy mô 600 m2 để chuẩn bị đưa lợn vào nuôi. Bà Thái cho biết, gian chuồng lợn mới này là nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh với số tiền 400 triệu đồng. Theo tính toán của bà Thái, một lứa lợn sau 3 tháng 10 ngày có thể xuất chuồng, lãi trung bình mỗi con đạt trên, dưới 1 triệu đồng/con. 

Được công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi Vifoco có trụ sở tại Thái Nguyên giới thiệu hình thức tham gia bảo hiểm cho lợn, sau khi nghiên cứu bà Thái đã quyết định tham gia mua bảo hiểm cho 200 con lợn thịt. Bà Thái cho biết, có rất nhiều điều kiện ràng buộc như lợn giống và thức ăn cho lợn, bao tiêu sản phẩm đều do Công ty Vifoco thực hiện, mỗi con lợn cộng thêm 250.000 đồng tiền bảo hiểm. Trong trường hợp lợn nuôi dưới 50 kg bị chết sẽ được công ty bảo hiểm trả bằng một con lợn giống khác. Lợn từ 50 kg trở lên nếu chết sẽ được bảo hiểm đền bù bằng 100 kg lợn. Sau 125 ngày nuôi Công ty sẽ tiến hành bắt lợn, để quá thời hạn sẽ bị phạt. Giá mua lợn được cố định là 43.000 đồng/kg.

Nếu giá thị trường cao hơn thì có thể được Công ty bù giá theo tỷ lệ phần trăm để người nuôi đỡ bị thiệt so với giá thị trường. Ngoài ra, công ty có cam kết về năng suất, nếu 100 con lợn sau khi nuôi 125 ngày đạt dưới 10 tấn sẽ được Công ty đền bù bằng 10 tấn. Lợn có dấu hiệu ốm, bệnh sẽ được người của Công ty trực tiếp đến chăm sóc, chữa trị. Bà Thái đánh giá, nếu tham gia bảo hiểm người chăn nuôi chỉ có lợi bởi, giống lợn được Công ty bán cho là giống tốt, nguồn thức ăn đảm bảo về tất cả các tiêu chuẩn quy định, quy trình nuôi rất khoa học, giá mua đảm bảo người chăn nuôi có lãi, gần sát với giá thị trường, năng suất lợn cao. Thời gian tới, bà Thái tiếp tục tham gia bảo hiểm với số lượng lớn hơn và hướng tới có thể là tổng đàn.

Thôn Tiên Hóa 1 và Tiên Hóa 2 là 2 trong những thôn có số lượng hộ nuôi lợn quy mô lớn nhiều nhất xã. Anh Đặng Văn Cảnh, trưởng thôn Tiên Hóa 2 cho biết, thôn có 120 hộ thì trong đó có 47 hộ chăn nuôi lợn. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 30 đến trên 100 con. Điển hình có gia đình anh Trần Quang Thiện, Đặng Trung Tấn, Trần Văn Vinh, các hộ này chỉ tính riêng lợn nái có trên chục con, tổng đàn luôn duy trì 100 con. Theo anh Đặng Văn Cảnh, thôn Tiên Hóa 2 có điều kiện kinh tế khá phát triển, nhiều hộ có nhà xây cao tầng, cơ sở vật chất đầy đủ. Nhưng so sánh mặt bằng chung thì tất cả các hộ chăn nuôi lợn đều có điều kiện kinh tế khá giả hơn các hộ khác trong thôn. 

Theo đồng chí Phạm Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, chăn nuôi lợn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân trong xã. Năm 2015, xã tổ chức khảo sát để đánh giá mức thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới, riêng về chăn nuôi lợn toàn xã đạt sản lượng gần 900 tấn đem lại thu nhập từ nuôi lợn là 8,3 tỷ đồng (bao gồm cả lợn giống). Nguồn thu nhập từ chăn nuôi lợn so với các sản phẩm nông nghiệp khác chỉ đứng sau cây mía. Với tốc độ phát triển nhanh như hiện tại thì năm 2016 thu nhập từ chăn nuôi lợn sẽ còn cao hơn nhiều. 

Từ hiệu quả chăn nuôi lợn mang lại, vừa qua, HTX Nông nghiệp Vinh Quang tiến hành tái cơ cấu và bắt đầu triển khai xây dựng một số Đề án làm kinh tế mới. Trong đó, HTX sẽ xin cấp đất với diện tích 6 ha làm khu tổ hợp chăn nuôi tập trung. Bà Nguyễn Thị Thái là một trong những thành viên Ban Quản trị HTX phụ trách Tổ trưởng tổ chăn nuôi. Hiện nay xã đang tiến hành làm thủ tục xin huyện, tỉnh cấp phép cho khu diện tích 6 ha nói trên. Với tốc độ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã phát triển nhanh như hiện nay thì việc đầu tư một khu tổ hợp chăn nuôi tập trung sẽ giải quyết được nhu cầu về đảm bảo môi trường, diện tích canh tác, kỹ thuật, nguồn giống, khâu thu mua…

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục