Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Bản Mông Khuôn Thẳm đón tết sớm.

Vào tháng cuối năm, khi hoa đào, hoa mận nở tưng bừng khắp núi rừng thì cũng là lúc không khí Tết như đã len lỏi vào từng ngôi nhà ở bản của người Mông Khuôn Thẳm ở xã Tân Mỹ, xổ số trực tuyến kiên giang . Các gia đình đã chuẩn bị lợn, gà, kiếm củi để dùng trong những ngày Tết. Tết Nhâm Dần năm nay, bà con trong bản vui hơn bởi đời sống đã có nhiều đổi thay.

Thôn Khuôn Thẳm, xã Tân Mỹ nằm chênh vênh bên sườn núi nơi chia tách của 2 xã Tân Mỹ của huyện Chiêm Hóa và Phúc Sơn của huyện Lâm Bình. Nơi đây được bảo phủ bời những đồi keo xanh ngát quanh năm. Nhưng cứ mỗi độ tết đến, xuân về, Khuôn Thẳm lại được điểm thêm sắc trắng của hoa mận và sắc hồng của hoa đào và sắc vàng của hoa cải nương.

Đôi chân hai anh em Sùng Mí Hồ, sinh viên trường Cao đẳng FPT và cô em gái Sùng Thị Phấn, sinh viên trường Cao đẳng Y tế PhúThọ đang miệt mài bước về nhà, nơi đó có cha mẹ và những người anh em trong gia đình đang tưng bừng đón cái tết sớm của người Mông. Cơn mưa ngày cuối năm cũng không làm khó được bước chân của 2 anh em.

Cô gái Mông Sùng Thị Phấn lớn lên ở bản chứng kiến đã 19 cái tết, Phấn hiểu rằng đối với người Mông đây là dịp lễ quan trọng nhất trong một năm. Trước đây, Tết của ng Mông diễn ra sớm hơn tết nguyên đán chừng một tháng, tuy nhiên ngày nay bà con thường bắt đầu ăn tết từ ngày 25 tháng chạp trở đi.

Để đón một cái tết duy nhất trong năm được tươm tất, mọi gia đình người mông đều đã phải chuẩn bị từ hơn một tháng trước. Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ, củi đuốc cũng đã được lấy về chất đầy sân.

Ba mẹ con chị Lý Thị Gia đang cố gắng may nốt những đường chỉ cuối cùng cho bộ váy áo truyền thống của người Mông để đón tết. Cái khéo léo tỷ mỷ của người phụ nữ Mông khiến cho những bộ trang phục cũng không phụ công người trở nên nhiều sắc màu rực rỡ hơn.

Tết đã gõ cửa từng nếp nhà người Mông, bên bếp lửa, những thành viên trong gia đình ông Sùng Thèn Giáo cũng đang chuẩn bị cho một cái tết tươm tất.

Nhà hàng xóm của ông Sùng Thèn Giáo, là ông Lý Văn Hùng cũng đang chuẩn bị giã bánh dày, một công việc không thể thiếu trong cái tết của người Mông. Với người Mông bánh dày là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắc của trai, gái người Mông, bánh dày còn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người và môn loài. Nhìn khuôn mặt náo nức của những đứa trẻ cũng đủ thấy được sự náo nức đợi chờ ngày tết.

Người Mông coi tất cả những vật dụng trong nhà, đặc biệt là những công cụ sản xuất đều có linh hồn, chúng đã giúp họ lao động cả một năm qua. Ngày tết duy nhất trong năm con người nghỉ, công cụ sản xuất cũng cần được nghỉ ngơi. Họ dán giấy vào chúng như một cách để tạ ơn và cầu cho một năm mới mùa màng bội thu.

Năm mới với người Mông được đánh dấu vào tiếng gà gáy đầu tiên. Đối với gia đình ông Sùng Thèn Giáo thì ngày tết là lúc cả gia đình quây quần bên nhau mổ lợn, thịt gà ăn tết. Con lợn hơn 80kg được ông bà nuôi từ trong năm để dành ăn tết. 

Không khí tết đã về khắp bản, nhà người Mông nào cũng tưng bừng như ngày hội, nhà nào cũng như nhà nào lợn có thể to hay bé, nhưng không thể thiếu được những chiếc bánh dày. Những chiếc bánh dày trăng ngần được làm từ nếp nương được dùng để tạ ơn tổ tiên sau một vụ mùa thắng lợi và cũng là để mời nhau thưởng thức trong những ngày tết.

Khi những thanh niên đang đánh vật với con lợn chuẩn bị cho bữa cỗ của ngày tết. Ông Sùng Thèn Giáo cũng chuẩn bị những nghi lễ cần thiết của người Mông trong dịp tết. Ngọn tre được tự tay ông chặt về để quét những đều không may trong năm cũ. Người Mông quan niệm, trong 3 ngày tết không ai được quét nhà.

Bàn thời cũng đã được sửa sang, bên cạnh bàn thờ tổ tiên, người Mông còn thờ thổ công hay còn gọi là Sử cang, sau một năm họ lại cúng và thay Sử cang một lần, bằng việc cắt một tờ giấy mới thay cho tờ giấy cũ và cắt tiết một con gà trống nhổ 3 chòm lông ở cổ con gà, chấm tiết và gắn lên phía đầu trên của mảnh giấy, người Mông rất coi trọng việc thờ cúng này.

Trong căn bếp của nhà ông Giáo đã rộn ràng không khí của ngày tết. Những người anh em họ hàng đến hộ làm bữa cỗ đều luôn tay luôn chân, mỗi người một việc.

Ông Lý Văn Lùng, là một trong những thế hệ đầu tiên của bản người Mông về định cư ở Khuôn Thẳm. Trải qua mấy chục năm làm ăn sinh sống, đến nay cuộc sống của bà con trong bản đã có nhiều đổi thay rõ rệt. Mỗi năm ăn tết cả bản lại thấy vui hơn.

Khi người lớn còn mải chúc nhau bằng những chén rượu ngô thơm nồng, thì lũ trẻ đã súng xính trong bộ quần áo mới để đi chơi tết. Những em bé của ngày hôm nay rồi cũng sẽ lớn lên theo những cái tết và trở thành những chàng trai, cô gái Mông của bản, tiếp tục xây dựng bản làng ngày càng tươi đẹp hơn./.

Hồng Nhung - Quang Huy - Huy Dương

Tin cùng chuyên mục