Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hoá tăng cường phòng chống bệnh dại

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây truyền giữa động vật và người; đặc biệt bệnh gây tử vong đến 100%. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Chiêm Hoá đã xuất hiện một số trường hợp chó có biểu hiện của bệnh Dại, nghi mắc Dại; cắn người và gia súc. Vì vậy huyện Chiêm Hoá rất quan tâm và tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dại trên địa bàn toàn huyện.

Hai cháu bé thuộc xã Trung Hà bị chó cắn đang được điều trị tại khoa ngoại Trung tâm y tế huyện.

Tại Khoa ngoại,Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hoá, cháu Bàn Quý Long, 3 tuổi và cháu Triệu Quang Dự, 7 tuổi đều trú tại thôn Khuân Nhoà xã Trung Hà đang được điều trị do bị chó cắn. Điều đáng nói ở đây đó là cả 2 cháu bé đều do 1 con chó của nhà hàng xóm cắn và bị thương nặng. Hiện tại hai cháu đã tiêm kháng sinh, huyết thanh phòng dại và điều trị tích cực tại khoa. Trao đổi với bác sĩ Ma Công Thuỳ, Phó trưởng khoa ngoại Trung tâm y tế huyện về hai trường hợp cháu bé bị chó cắn đang điều trị tại khoa ông cho biết: Khi tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi bị chó cắn các y bác sỹ tại khoa đã tiến hành rửa và sát trùng viết thương, các bác sĩ điều trị đã phải tiến hành mổ, khâu vết thương sâu trên mặt bệnh nhi Bàn Quý Long, hiện tại sức khoẻ của hai bệnh nhi đang dần ổn định.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hoá từ đầu năm đến nay Trung tâm đã tiếp nhận 214 trường hợp bị chó cắn đến Trung tâm tư vấn và thực hiện tiêm vắc xin phòng dại. Trong đó đã có 133 trường hợp được tiêm phòng dại miễn phí tại Trung tâm y tế đó là các trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi,  người thuộc diện hộ nghèo, và 81 trường hợp tiêm dịch vụ phòng dại có thu phí. Bác sĩ chuyên khoa I Hà Thị Ái, Phó Giám đốc Trung tâm Ytế huyện cho biết, người bị động vật như chó, mèo tấn công bên cạnh tổn thương ngoài da còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, có tỷ lệ tử vong gần 100%. Khi bị chó cắn, việc tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ tính mạng.  Về cách xử lý cụ thể, nếu chẳng may bị vật nuôi (chó, mèo) cắn, kể cả con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc với nước sạch trong vòng 15 phút nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại. Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn I - ôt hoặc povidone - iodine nếu có. Khi rửa lưu ý nhẹ nhàng, tránh làm lở loét vết thương. Nếu rửa vết thương sâu, lớn, chảy máu cần rửa nhanh, tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Ngay sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét và có chỉ định thích hợp.

Trong thời gian tới, các đơn vị chức năng trên địa bàn huyện tiếp tục tăng cường hoạt động truyền thông trên loa truyền thanh. Trực tiếp đến tại các gia đình và tổ chức các buổi họp dân tại cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh; khuyến cáo người dân nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo, không thả rông chó mèo.  Khi bị chó, mèo cắn, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa tại nhà…

 

 

                                                                                          

Ngọc Hiển

Tin cùng chuyên mục