Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chiêm Hóa: Thực hiện tốt chính sách dân tộc

“Dân biết, dân bàn, dân nhất trí, biểu quyết, thông qua…” là những cụm từ được nhắc tới nhiều trong thực hiện các chính sách dân tộc ở xổ số trực tuyến kiên giang . Nhờ phát huy dân chủ, công khai mà những năm qua, huyện đã triển khai kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng đưa các chính sách dân tộc, nhất là Chương trình 135 đến với người dân vùng đặc biệt khó khăn.

Năm 2015 là năm đầu tiên xã Bình Phú vận động chuyển nhượng đất đối với các hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất. Đây là công việc nhiều khó khăn song với sự nhiệt tình, nắm bắt rõ tình hình của cán bộ, được dân bàn bạc, nhất trí mà công tác này ở Bình Phú đến nay đã hoàn thành. Anh Ma Văn Tôn, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Khi nhận được chủ trương của cấp trên, chúng tôi tổ chức cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất đăng ký nhu cầu. Xã cử cán bộ rà soát, thẩm định toàn bộ quỹ đất ở các thôn, nắm chắc diện tích đất thừa, thiếu đến từng hộ gia đình. Đồng thời tổ chức cho các hộ có nhu cầu chuyển nhượng và các hộ thiếu đất sản xuất bàn bạc, nhất trí chuyển nhượng theo quy định. Hiện nay, 50 hộ dân tộc thiểu số nghèo đã được hỗ trợ đất sản xuất từ đất được chuyển nhượng với diện tích trên 19 nghìn m2”.


Anh Phùng Xuân Thành (người thứ 2 từ phải sang), thôn Kim Minh,
xã Phúc Sơn được hỗ trợ trâu sinh sản từ Chương trình 135.

Ông Nông Văn Thẳng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bản Chang, xã Bình Phú nói: “Làm gì cũng phải họp dân, vướng chỗ nào bà con cùng nhau bàn bạc giải quyết mới được. Sau khi nhân dân biểu quyết thống nhất, thôn lập biên bản đàng hoàng gửi lên xã. Không có chuyện chi bộ hay cán bộ thôn lập danh sách, tự xét trước, tránh trường hợp bình xét cho anh em, họ hàng nên cứ để bà con trong thôn bình xét hộ nào cần nhất, khó khăn nhất thì phải được hưởng chính sách hỗ trợ chứ”. Theo con đường ô tô vào đến tận thôn Khau Hán, Lung Lừa dài hơn 5 km, Chủ tịch UBND xã Ma Văn Tôn kể, trước đây người dân hai thôn ra trung tâm xã toàn đi bộ, nhà nào lợp nhà mới, bà con trong bản phải đi bộ ra tận ngoài thôn Bản Chang để gánh lá cọ vào Khau Hán, Lung Lừa này. Thế rồi, năm đó có nguồn vốn 135 của cấp trên, xã đã họp toàn bộ dân bàn bạc, thống nhất ưu tiên làm đầu điểm nào trước. Đó cũng là năm người dân ở các thôn nhất trí và quyết tâm làm con đường vào hai thôn khó khăn nhất này. Do vậy, đến nay nhiều người gọi con đường này là “Con đường 135”. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Phú vẫn còn cao, chiếm trên 30% nhưng bình quân mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 8%, chủ yếu nhờ các chính sách dân tộc đưa vào đây.

Ở Phúc Sơn, mỗi thôn đều có cách làm để dân được bàn, dân được quyết. Xã có 16 thôn thì có 3 thôn được hưởng các chính sách hỗ trợ từ Chương trình 135 từ năm 2001 đến nay là Khuôn Xúm, Kim Minh, Tầng. Các thôn còn lại bắt đầu từ năm 2014. Đến nay, toàn xã đã có 6 nhà văn hóa được hỗ trợ xây mới từ nguồn vốn Chương trình 135, hàng trăm hộ nghèo được hỗ trợ mua trâu, các loại máy trong sản xuất nông nghiệp. Ông Phùng Xuân Tài, trưởng thôn Kim Minh cho biết, “Năm nay thôn mình được đầu tư làm nhà văn hóa mới từ Chương trình 135. Sau khi thông báo dự kiến đầu điểm công trình được đầu tư đến người dân rồi để bà con sau một thời gian nghiên cứu, thôn tổ chức họp lần thứ hai xin ý kiến của nhân dân. Nếu nhân dân nhất trí thì mới đưa vào làm”. Còn ở thôn Bó Ngoạng từ năm 2013 đến nay đều bình xét cho hộ nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ bằng hình thức bốc thăm. Hình thức bốc thăm này cũng được người dân trong thôn thống nhất. Dựa trên nhu cầu đăng ký của hộ nghèo mà thôn sẽ lập ra các phiếu, tổ chức cho hộ nghèo được bốc thăm. Cách làm này vừa dân chủ đồng thời hầu hết hộ nghèo có nhu cầu được hỗ trợ phát triển sản xuất đều bốc thăm trúng vào phiếu được hỗ trợ. Anh Phùng Xuân Thành, thôn Kim Minh chia sẻ: “Năm 2014, gia đình mình được bà con trong thôn bình xét để được hỗ trợ mua trâu sinh sản. Đến nay, trâu cái đã sinh sản thêm được hai con trâu mới. Gia đình mình vừa qua cũng được thôn bình xét thoát nghèo rồi”.

Được biết, từ năm 2011 đến nay, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng dành cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện trên 100 tỷ đồng với trên 200 công trình, hạng mục. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã hỗ trợ trên 15 tỷ đồng với trên 3.000 hộ dân được hưởng lợi. Trong đó chủ yếu hỗ trợ mua cây giống, vật nuôi; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Thông qua “dân bàn” đã không những đưa các chính sách dân tộc của Nhà nước đến với người dân kịp thời mà nhờ có dân bàn mà nhiều việc khó trong thực hiện Chương trình 135 cũng như các chính sách dân tộc khác đã được giải quyết ở ngay cơ sở.

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục