Theo đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các huyện thành phố và cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, rà soát kỹ từng địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng, thông tin, cảnh báo kịp thời cho nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng mưa to gây lũ quét, sạt lở đất và nước lũ lên nhanh ở ven sông, suối. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện để sơ tán, di dời kịp thời nhân dân ra khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất khi có mưa lớn.Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình giao thông, thủy lợi (đặc biệt là các công trình đang có sự cố), đê, kè, trường học, trụ sở cơ quan, các công trình đang xây dựng trên địa bàn.
Bố trí lực lượng để kiểm soát giao thông tại các khu đường bị ngập, bến đò, cầu tràn, tràn… để hướng dẫn người và phương tiện qua lại nhằm đảm bảo an toàn; tổ chức trực ban 24/24 giờ sẵn sàng ứng phó kịp thời với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Khi có thiên tai xảy ra chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của huyện, thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định để khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân sớm ổn định đời sống sản xuất.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu kịp thời khi có yêu cầu; tổ chức theo dõi chặt chẽ, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình mưa lũ và chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Đài Khí tượng, Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; chủ động phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để dự báo, thông tin kịp thời về mưa lũ để các địa phương biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống có hiệu quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối tài sản và tính mạng của người dân.
Gửi phản hồi