Dự chương trình có Tiến sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, các giảng viên Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện; Phòng khám Đa khoa khu vực, Trạm trưởng các Trạm Y tế và trên 300 phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh đẻ và sản phụ trên địa bàn huyện.
Tiến sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tư vấn cho người nhà bệnh nhi mắc bệnh.
Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là bệnh Thiếu máu huyết tán. Hiện tại, huyện Chiêm Hóa đang có trên 130 bệnh nhân đang được quản lý và điều trị, trong đó đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa có trên 60 bệnh nhân, ngoài ra còn rất nhiều người bệnh mức độ nhẹ không được phát hiện và điều trị. Đây là nỗi đau của người bệnh và gia đình cũng như làm gia tăng về chi phí y tế để chăm sóc sức khỏe. Qua nghiên cứu tại xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa có đến trên 34% người mang gen bệnh. Đây là những cặp vợ chồng sau này có thể sinh ra những em bé bị bệnh tan máu bẩm sinh. Bệnh này không có khả năng chữa khỏi mà chỉ chữa triệu chứng và tìm cách ngăn ngừa không sinh thêm những em bé bị bệnh. Bởi vậy, qua khảo sát và mong muốn truyền đạt những ý nghĩa, tầm quan trọng và kiến thức về phòng, chống căn bệnh nguy hiểm này, trong chương trình, các đại biểu, đặc biệt là đông đảo các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, các phụ nữ có thai đã được tuyên truyền viên phổ biến các kiến thức cơ bản và tư vấn về phòng, chống bệnh Thalassemia.
Năm nay đã trên 3 tuổi nhưng ngay khi 7 tháng tuổi đến nay, cháu Ma Xuân Cường, xã Phúc Sơn đã phải điều trị bệnh tan máu bẩm sinh. Đối với cháu và bố mẹ, các bệnh viện truyền máu ở Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh đã trở nên quen thuộc. Cứ đều đặn 1 tháng 1 lần, cháu đều phải đi truyền máu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên chi phí ăn ở, đưa cháu đi truyền máu hàng tháng cũng đều nhờ sự hỗ trợ của hai gia đình nội ngoại.
Đông đảo người dân, nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ và sản phụ trên địa bàn huyện tham gia Chương trình phổ biến kiến thức và tư vấn phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp tổ chức.
Thực hiện Chương trình phổ biến kiến thức và tư vấn phòng bệnh tan máu bẩm sinh, huyện Chiêm Hóa là địa phương đầu tiên trên địa bàn cả nước được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phối hợp tổ chức với quy mô cấp huyện, làm điểm trước khi triển khai đến các địa phương khác trên địa bàn cả nước. Ngay từ khi triển khai chương trình, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của UBND huyện Chiêm Hóa; các cơ quan chuyên môn như Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện lên kế hoạch, tổ chức các chương trình tuyên truyền, viết cái tin, bài về phòng bệnh Thalassemia trên hệ thống truyền thanh của huyện, truyền thanh tại các xã, thị trấn; trên Cổng thông tin điện tử của huyện và tổ chức treo băng rôn, khâu hiệu, lắp đặt các pano, apphich tuyên truyền tại trung tâm các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các Trạm Y tế xã về bệnh, từ đó tuyên truyền, thông báo đến các sản phụ, phụ nữ có thai, các cặp vợ cồng trong độ tuổi sinh đẻ đến Trung tâm Y tế khám sàng lọc và đến dự Chương trình phổ biến kiến thức và tư vấn phòng bệnh tan máu bẩm sinh tại Trung tâm huyện.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tư vấn phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế huyện tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với các cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh tại chương trình.
Cháu Ma Xuân Cường, xã Phúc Sơn được bà ngoại cháu đưa đến xét nghiệm tại Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa.
Thông qua Chương trình phổ biến kiến thức và tư vấn phòng bệnh tan máu bẩm sinh đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của việc khám sàng lọc phòng bệnh tan máu bẩm sinh. Đồng thời, sau chương trình, trở về địa phương, các đại biểu sẽ là những tuyên truyền viên tích cực truyền tải khiến thức được tập huấn đến mọi người, giúp người dân hiểu hiểu rõ về bệnh, có kiến thức để phòng căn bệnh nguy hiểm này./.
Gửi phản hồi