Qua quá trình sản xuất, chị nhận thấy nguồn khách hàng bánh truyền thống đa dạng. Hiện nay, bánh không những chỉ được làm để phục vụ nhu cầu cá nhân, mà còn được sử dụng như một loại hàng hóa, giúp giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Với mong muốn món bánh gai truyền thống của địa phương đến với khách hàng trong và ngoài tỉnh, chị Loan đã nung nấu ý tưởng mở rộng cơ sở sản xuất bánh truyền thống từ hộ gia đình sang cơ sở sản xuất. Hiện nay, cơ sở sản xuất của gia đình chị Loan đang có 2 lao động nữ làm việc thường xuyên. “Tôi thấy, cái khó khăn trong sản xuất bánh truyền thống trên địa bàn hiện nay là thiếu nguyên liệu, khâu quảng cáo sản phẩm. |
Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, gia đình tôi đang thu mua nguyên liệu từ các xã lân cận và chế biến thành sản phẩm bán ra thị trường trong và ngoài huyện. Nếu ý tưởng khả thi tôi sẽ tiến hành mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng mặt bằng sản xuất, tự trồng nguyên liệu lá gai, cây chuối gói bánh. Điều tôi mong muốn nhất đó là được hỗ trợ đào tạo các kiến thức cơ bản về marketing, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm một cách chi tiết, cụ thể hơn, hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp để phát triển dự án” - chị Loan chia sẻ. Ý tưởng bánh truyền thống của chị Ma Thị Loan được Hội LHPN các cấp đánh giá là một trong số những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, có tính khả thi cao.
Gửi phản hồi