Theo đó, gia đình cư trú tại vùng nông thôn chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa sẽ được vay vốn. Mức cho vay tối đa là 25 triệu đồng/1 loại công trình/khách hàng và do Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai. Khách hàng được vay vốn để đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 2 loại công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nhưng tổng dư nợ mỗi loại công trình không vượt quá mức cho vay tối đa của mỗi loại công trình. Như vậy, khách hàng vay vốn từ chương trình này có thể vay đối đa đến 50 triệu đồng thay vì chỉ 20 triệu đồng như trước đây. Lãi suất cho vay 9%/năm và thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với khách hàng nhưng tối đa là 60 tháng.
Bà Nguyễn Thị Thảo (Thôn Chản, xã Nhân Lý) bên nguồn nước sinh hoạt thực hiện từ vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Tại Chiêm Hóa, hiện có gần 17.641 khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 731 tỷ đồng. Trong số này, có 5.014 khách hàng đang vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với tổng số tiền trên 93 tỷ đồng.
Theo Bà Ngô Ngọc Oanh, Phó giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, việc tăng mức cho vay đối với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là kết quả được người dân hoan nghênh và phù hợp mức chi phí đầu tư hiện nay. Điều này góp phần giúp người vay vốn có đủ kinh phí để thực hiện xây dựng, lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt cũng như công trình vệ sinh đạt chuẩn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân./.
Gửi phản hồi