Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Nước sạch về với người Mông Bản Túm

Đã nhiều năm nay, bà con người mông ở xóm Khuân Kìm thôn Bản Túm xã vùng cao Trung Hà vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Nay nhờ có nguốn vốn của chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững mà đồng bào người Mông ở Khuân Kìm và nhiều hộ dân ở thôn Bản Túm này đã có nước sạch để sinh hoạt.

Những năm trước đây để có nước sinh hoạt bà con trong xóm đã góp tiền, góp sức để xây bể chứa và dẫn nước lần từ khe núi về giữa bản. Tuy nhiên, chiếc bể chứa chỉ với dung tích 1m3 cũng chỉ hứng đủ nước phục vụ sinh hoạt tối thiểu của bà con, đấy là chưa kể vào mùa khô nguồn nước trong khe gần như cạn kiệt, cả bản phải chia nhau tưng giọt nước để đun nấu, còn việc tắm, giặt đều phụ thuộc vào nước mương không đảm bảo vệ sinh. Do vậy, điều khao khát nhất của bà con nơi đây có được nguồn nước sạch phục vụ cho cho cuộc sông, sinh hoạt hàng ngày. Năm 2012, ước mong bao đời nay của người Mông ở Khuân Kìm đã trở thành hiện thực, một công trình nước sạch với tổng mức vốn đầu tư trên 2,3 tỷ đồng đã được xây dựng tại khu vực Khuổi Luông đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho 14 hộ đồng bào Mông ở Khuân Kìm và nhiều hộ dân trong thôn Bản Túm. Đầu năm 2013, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui phấn khởi của bà con nơi đây.

Niềm vui có nước sạch của gia đình bà Thào Thị Chà, thôn Bản Túm xã Trung Hà

Trở lại Khuân Kìm vào thời gian này, có thể nhận thấy sự đổi thay trong nếp sinh hoạt của bà con người Mông. Không còn nữa cảnh chen chúc, trờ đợi hứng từng can nước gùi trên lưng mang về nhà nữa. Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, giờ đây nhà nhà người Mông ở Khuân Kìm đều đã có nước sạch. Không giấu nổi niềm vui, anh Tráng Chẩn Xoeng cho biết: Cùng với việc hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch, gia đình anh và các hộ trong thôn đều được lắp đặt miễn phí công tơ, đường ống dẫn nước về đến tận sân nhà. Giờ đây chỉ cần mở khóa là đã có nước, không còn lo lắng phải đi chờ lấy từng xô như trước nữa. Từ ngày có nước sạch phục vụ sinh hoạt đời sống của gia đình đã được cải thiện lên nhiều, đặc biệt là trong việc sinh hoạt, vệ sinh cho con trẻ hàng ngày. Bên cạnh đó việc chăn nuôi, tăng gia của gia đình cũng dễ dàng hơn. Chị Giàng Thị Pa, cho biết gia đình chị có 4 nhân khẩu trước đây để có nước sinh hoạt, chị và các con phải cõng từng can nước từ bể chứa cách nhà  hơn 300m. Nhưng nay, nguồn nước đã được dẫn về tận nhà, chị phấn khởi lắm. Nhờ có nước mà chị còn trồng được rau mang sang tận xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình bán.

Với bà Thào Thị Chà, sau hơn 30 năm về định cư ở đây, bây giờ bà mới được dùng nước sạch. Bà Thào Thị Chà phấn khởi cho biết “nhờ ơn Đảng, nhà nước người Mông ở Khuân Kìm nay đã có điện lưới thắp sáng, có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Không còn cảnh người khát nước, con lợn, con gà cũng khát nước nữa. Giờ đây bà và nhiều phụ nữ ở đây không còn phải gùi nước còng lưng nữa. Có nước sạch đời sống gia đình bà và bà con người Mông nay được cải thiện, trước cửa mỗi nhà đều có một vườn rau xanh tốt. Anh Sài Văn Điển, bí thư Chi bộ, trưởng thôn cho biết thêm “Bản Túm là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Trung Hà, toàn thôn có 109 hộ gia đình với 502 nhân khẩu, riêng khu xóm Khuân Kìm này là nơi sinh sống của 14 hộ, gần 80 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm trước đây đời sống của bà con trong thôn, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc Mông ở đây rất khó khăn. Nay nhờ sự đầu tư của nhà nước với các chương trình 134, 135…đã giúp cho đồng bào có được cuộc sống ổn định hơn. Thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn, tuyến đường nội thôn dài gần 1km cũng đã được bê tông đến 70% nối liền giữa xóm núi Khuân Kìm với cộng đồng dân cư. Hiện nay, ngoài sản xuất lúa, bà con ở Khuân Kìm còn tận dụng diện tích đất đồi để trồng cây ngô, cây sắn và đưa thêm cây mía vào trồng đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhièu hộ dân. Công trình nước sạch được hoàn thiện đưa vào sử dụng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bà con người Mông ở Khuân Kìm nói riêng và nhiều hộ dân ở trong thôn nói chung có điều kiện sống tốt hơn, nhất là giải phóng sức lao động cho phụ nữ và trẻ nhỏ.

Chúng tôi thực sự cảm nhận được niềm vui của bà con người Mông nơi đây. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả nguồn vốn thì cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như thôn bản cần xây dựng cơ chế vận hành, bảo  quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ đảm bảo công trình nước sạch phát huy hiệu quả lâu dài./.

Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục