Phần thi tình huống của Hội LHPN huyện Sơn Dương với tiểu phẩm “Khẩn trương cho kịp đơn hàng”.
Tham gia Hội thi Phụ nữ Tuyên Quang với an toàn thực phẩm năm 2018 quy tụ 7 đội tiêu biểu, xuất sắc với trên 40 thí đến từ Hội Liên hiệp phụ nữ 7 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Mỗi đội trải qua 3 phần thi gồm: Mỗi đội trải qua 3 phần thi gồm: Chào hỏi, kiến thức, xử lý tình huống với các sắc thái mang lại cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc. Ở phần thi chào hỏi, nhiều đội tự giới thiệu dưới dạng sân khấu hóa kết hợp sử dụng các loại hình cổ động trực quan như pa nô, bảng biểu... khiến khán giả thích thú.
Đến với phần thi chào hỏi của Hội LHPN huyện Sơn Dương, các cổ động viên không khỏi ngạc nhiên bởi sự sáng tạo, hài hước. Với màn chào hỏi táo lên chầu trời vừa hài hước, vừa sáng tạo lồng ghép truyền tải nội dung các hoạt động của hội phụ nữ trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, những mô hình sản xuất chế biến sạch, đồng thời nêu lên yêu cầu cấp thiết trong quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm sạch thời gian tới một cách sinh động. Thí sinh Dương Thị Mười, Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Làng Thiện, xã Thiện Kế, Đội Trưởng đội Hội LHPN huyện Sơn Dương cho biết: để chuẩn bị cho hội thi, đội đã cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng kịch bản, bổ sung kiến thức về công tác an toàn thực phẩm…. Đồng thời, khi tham gia hội thi, tôi cũng như các thành viên trong đội được học hỏi thêm nhiều về những kinh nghiệm tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường hay từ các đội khác khác để tuyên truyền cho đồng nghiệp và người dân”.
Trong phần thi xử lý tình huống, Hội LHPN huyện Chiêm Hóa trình bày tiểu phẩm “Gậy ông đập lưng ông”. Nội dung tiểu phẩm nói về quán ăn Hợi ruồi sử dụng các loại thịt thiu thối, sau đó dùng các chất phụ gia để chế biến thành thịt thơm ngon bán cho người dân. Khi các công nhân đến ăn và chính con của chủ nhà hàng đã ăn và bị ngộ độc thực phẩm phải cấp cứu. Qua câu chuyện, Hội LHPN huyện Sơn Dương muốn tuyên truyền đến cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân, những người trực tiếp mua bán chế biến thực phẩm hãy là những người thông thái, chế biến và sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn, chấp hành pháp luật ko sử dụng các chất phụ gia gây nguy hiểm đến sức khỏe con người - Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích, Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, Đội Trưởng đội Hội LHPN huyện Chiêm Hóa chia sẻ.
Với tinh thần thi đấu vừa thể hiện tài năng của mình, nhưng đồng thời cũng là giao lưu, trao đổi, học hỏi, nắm bắt kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, các đội dự thi đã đem đến cho người xem những tiểu phẩm thể hiện được tính tuyên truyền giáo dục sâu sắc, vừa chuyển tải nội dung công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường qua các loại hình nghệ thuật phong phú đa dạng. Ở phần thi kiến thức hiểu biết, các thí sinh đã xuất sắc thể hiện sự hiểu biết của mình về ô nhiễm thực phẩm, các phương pháp bảo quản thực phẩm an toàn. Những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao, cách phát hiện thực phẩm ô nhiễm. Các nguyên tắc trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Kỹ năng tuyên truyền xử lý, giải quyết tình huống thường gặp trong công tác vận động hội viên, phụ nữ về lĩnh vực an toàn thực phẩm trong cuộc sống…Các đội thi đã đưa khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Với những diễn xuất đầy ấn tượng, hào hứng kèm theo đó là những băng rôn, khẩu hiệu, những tràng pháo tay đã làm cho hội thi “nóng” lên theo thời gian. Đặc biệt những tiểu phẩm: “Suýt thì vạ” của Hội LHPN Thành phố Tuyên Quang; “Khẩn trương cho kịp đơn hàng” của Hội LHPN huyện Sơn Dương…
Ban tổ chức trao giải nhất cho Hội LHPN huyện Chiêm Hóa.
Hội thi Phụ nữ Tuyên Quang với an toàn thực phẩm năm 2018 là sân chơi lành mạnh, bổ ích, là dịp cho các đơn vị địa phương thể hiện sự sáng tạo trong tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân. Chị Đỗ Thị Hằng, đến từ huyện Yên Sơn chia sẻ: Tôi thấy các đội có sự sáng tạo trong tuyên truyền về các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua các phần thi như kiến thức hiểu biết, tiểu phẩm tuyên truyền nội dung sát với thực tế tại địa phương, người xem chúng tôi nắm bắt và bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích. Qua hội thi, tôi học hỏi được nhiều điều bổ ích, nhất là những kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm sạch…
Theo đánh giá của Ban tổ chức, Hội thi Phụ nữ Tuyên Quang với an toàn thực phẩm năm 2018 cho thấy sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức của công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm. Các đội thi có nội dung sát với thực tiễn cơ sở, giải quyết vấn đề đặt ra có tính thuyết phục. Đồng thời, hội thi cũng là dịp để cán bộ, hội viên phụ nữ giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương. Qua Hội thi nhằm tuyên truyền về lĩnh vực an toàn thực phẩm , về chấp hành pháp luật về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm của các chủ cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và tiêu dùng sạch. Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức trao 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 4 giải khuyến khích cho các đội thi. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao các giải phụ: thí sinh ấn tượng nhất, màn chào hỏi xuất sắc nhất, xử lý tình huống hay nhất cho các thí sinh và các đội.
Gửi phản hồi