Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Sức sống mới ở Cao Bình

Cao Bình từ lâu được biết đến là một vùng có nhiều cái khó của xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa): Giao thông khó, nhiều hộ nghèo và khó khăn trong phát triển kinh tế. Thế nhưng, đó chỉ là chuyện của mấy năm về trước. Cuộc sống của bà con Cao Bình hôm nay đang thay da đổi thịt từng ngày.

Cuộc sống đổi thay

Phụ nữ dân tộc Dao thôn Cao Bình, xã Hùng Mỹ
(Chiêm Hóa) sửa sang trang phục đón xuân.

Mất gần 1 tiếng đồng hồ để vượt hơn 3 km đường đèo gập nghềnh dốc và đá mới đến được Cao Bình. Từ đỉnh đèo Tham Và, phóng tầm mắt về phía trước, thôn Cao Bình nằm nép mình dưới 4 dãy núi hùng vĩ. Khu dân cư nghèo khó xưa giờ đã nhiều thay đổi.

Hàng chục ngôi nhà được xây dựng khang trang, chắc chắn nằm san sát dọc con đường thôn, bao quanh là ruộng mía, vườn rau xanh rì đang tới độ thu hoạch.

Sau cái bắt tay đầu tiên, anh Lý Tiến Thắng, Bí thư Chi bộ Cao Bình vui vẻ khoe với chúng tôi, Cao Bình có 71 hộ, hơn 300 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Dao và Tày. Trước đây, thôn được biết đến là thôn khó khăn nhất của huyện, của xã. Nhưng đó là chuyện trước kia, người dân Cao Bình hôm nay đã khác, người người biết mang cây, con giống mới về trồng, chăm sóc, nhà nhà đua nhau làm giàu. 

Cao Bình có tổng diện tích tự nhiên gần 200 ha, trong đó có hơn 20 ha là đất ruộng, còn lại là đất vườn đồi và rừng. Tuy nhiên, do không thuận lợi về nguồn nước nên trước đây mỗi năm Cao Bình chỉ cấy được một vụ lúa. Số đất vườn, đồi, bà con chỉ trồng sắn, ngô, hiệu quả kinh tế thấp nên cuộc sống bà con quanh năm đói, nghèo.

Nắm bắt được nguyên nhân, Đảng ủy, chính quyền xã tích cực vào cuộc giúp dân từng bước xóa nghèo. Năm 2014, Đảng ủy xã đã phối hợp với Công ty Mía đường Sơn Dương đưa cây mía lên đất Cao Bình. Cán bộ công ty lên ở cùng bà con, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng mía. Mới đầu chỉ 30 hộ trồng thử nghiệm với hơn chục ha. Vụ đầu thắng lợi, thấy trồng mía hiệu quả cao gấp nhiều lần trồng sắn, bà con đã dần chuyển sang trồng cây mía.

Đến nay, thôn có hơn 50 hộ trồng mía với tổng diện tích hơn 25 ha. Bình quân một năm thôn thu gần 2.000 tấn mía nguyên liệu. Trong thôn, một số hộ trồng nhiều mía như gia đình chị Lương Thị Hạnh hơn 1,2 ha, anh Hứa Văn Chắt 1,1 ha, anh Lương Văn San hơn 1 ha. Ngoài trồng mía, chính quyền thôn vận động bà con chuyển đổi 24 ha đất ruộng sang trồng lạc. Vụ xuân, ruộng không có nước thì trồng lạc, vụ mùa cấy lúa.

Nhờ thay đổi cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cây lạc, cây mía đã và đang mạng lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng đất này. Ngoài trồng mía, lạc, cấy lúa, bà con còn chăn nuôi con dê, lợn, trâu, bò.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị La Thị Viện, một trong những hộ sản xuất giỏi nhất nhì của thôn. So với những hộ khác ở Cao Bình, nhà chị Viện được coi là khá giả với ngôi nhà gỗ 4 gian, xung quanh ốp hoàn toàn bằng gỗ, nền được lát bằng gạch hoa.

Ngoài nuôi lợn, gà, gia đình chị Viện còn cấy lúa, trồng ngô, lạc và mía. Chị Viện chia sẻ: “Trước kia cuộc sống cũng tương đối khó khăn, nhưng từ khi mang cây mía vào trồng, kinh tế gia đình tôi cũng đã ổn định. Gia đình trồng hơn 8.000 m2 đất mía, mỗi năm cũng cho thu 50 - 60 tấn mía nguyên liệu. Ngoài ra, còn trồng ngô, trồng lạc, bình quân mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng”. 

Còn nhớ, cách đây vài năm, con dê còn xa lạ với người dân nơi đây. Gia đình chị Hoàng Thị Đợi đã mạnh dạn đem con dê về nuôi. Ban đầu chị chỉ dám mua ba con, sau 3 năm, đến nay, đàn dê đã phát triển gần hai chục con. “Gia đình tôi phát triển kinh tế trang trại, đào ao nuôi cá, chăn nuôi dê, trồng mía. Tôi chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy, dù chưa giàu nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc”, chị Đợi tâm sự.

Câu chuyện “thay da đổi thịt” của người dân Cao Bình không chỉ về phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa mà còn cả sự học. Tuy cuộc sống còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn, nhưng việc chăm lo cho con cái ăn học luôn được người dân Cao Bình quan tâm số một. Minh chứng cho việc học đó là 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT đều được đến trường đúng độ tuổi.

Từ trước đến nay, toàn thôn có 7 em đi học các trường cao đẳng, đại học, trong đó có 1 đại học và 6 em học cao đẳng. Ngày chúng tôi đến đúng vào ngày em Đặng Thị Hoa, con gái Trưởng thôn Đặng Phúc Vinh nhận được quyết định đi làm giáo viên tiểu học. Niềm vui khôn xiết hiển thị trên gương mặt em và các thành viên trong gia đình.

Bà con thôn Cao Bình, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) thu hoạch mía. 

Niềm vui đầu năn mới

Trên đường lên Cao Bình, chúng tôi bắt gặp một tốp người cùng máy cuốc, máy ủi đang cần mẫn cuốc đường, đào hố. Hỏi ra, mới hay các anh đang san đường, đào hố chôn cột kéo điện lưới lên Cao Bình. Không có điện là một trong những rào cản lớn cho sự phát triển của thôn. Bà con ở đây quanh năm vẫn chỉ thắp đèn dầu. Hộ khá hơn thì mua tua bin nước. Tuy nhiên, nguồn nước ít ỏi nên số hộ dùng tua bin có hạn.

Được dùng điện lưới chính là niềm mơ ước của bà con nơi đây. Năm 2016, Cao Bình là thôn nằm trong chương trình cấp điện nông thôn cho các vùng chưa có điện lưới quốc gia. Thôn được đầu tư một trạm biến áp 100 KVA, 5 km đường dây cao thế 35 KW và gần 3 km đường dây hạ thế. Công trình bắt đầu thi công từ những tháng giữa năm, dự kiến, tháng 3 năm 2017 sẽ hoàn thành.

Vậy là, niềm khát khao, mong mỏi được sử dụng điện lưới bấy lâu nay của bà con nhân dân Cao Bình thành hiện thực. Bà Đặng Thị Trị, 73 tuổi không giấu được niềm vui: “Có điện thì tốt quá. Bà con sẽ được xem ti vi, xem cách mọi người làm ăn thế nào, giúp cháu mở mang thêm kiến thức”.

Chúng tôi rời Cao Bình khi mặt trời đang khuất dần sau những ngọn núi. Trên đường về, tôi không thể quên ánh mắt vui mừng của bà con và câu nói của anh Trưởng thôn Đặng Phúc Vinh trước khi chia tay: “Bà con Cao Bình sẽ được dùng điện lưới quốc gia, cuộc sống nơi đây sẽ còn đổi thay nhiều hơn và nhanh hơn nữa”. 

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục