Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Tiền lương trong và ngoài khu vực Nhà nước đồng loạt tăng từ 2019

Từ năm 2019, mức lương tối thiểu của người lao động tăng thêm 5,3% so với năm 2018. Lương cơ sở cho cán bộ công chức, viên chức cũng tăng thêm 7,19%.

Nhiều chính sách về tiền lương sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2019.

Lương tối thiểu vùng tăng thêm 5,3%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động năm 2019.

Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

Ảnh minh họa: KT

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2019 như sau: Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II: 3.710.000 đồng/tháng; vùng III: 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 160.000-200.000 đồng/tháng.

Như vậy, so với năm 2018, lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng thêm 5,3%.

Trước đó, sau khi chốt phương án mức tăng lương tối thiểu năm 2019, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho rằng, mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 5,3% so với năm 2018 sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Thông thường theo kinh nghiệm quốc tế, lương tối thiểu bằng 40%-60% mức lương trung bình. Số còn lại để thương lượng tiếp nhằm tăng năng suất lao động, tăng việc tuân thủ Luật lao động, lao động mẫn cán…từ đó tăng thu nhập thực tế cho người lao động. Nếu chúng ta cứ căn cơ theo lương tối thiểu thì có khi lương tối thiểu cao nhưng thu nhập thực tế lại thấp, không đảm bảo được mức sống của người lao động. Chúng ta phấn đấu xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa về mặt tiền lương, tiền thưởng, việc làm, thì việc duy trì sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải được tính đến”, ông Phòng cho biết.

Còn theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, mức tăng 5,3% chưa đáp ứng hết nhu cầu sống tối thiểu, nhưng trong điều kiện như hiện nay cũng đã giải quyết được vấn đề cải thiện đời sống cho người lao động và không gây áp lực cho doanh nghiệp.

Ông Lợi cho rằng, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chưa thực sự bức bách và không có nhiều biến động như năm nay, mức tăng 5,3% cũng phần nào giúp cải thiện đời sống người lao động.

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp xác định: “Thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.

Như vậy, chỉ còn 2 năm để kết thúc lộ trình Chính phủ đề ra. Trao đổi về vấn đề, mức tăng lương 5,3% liệu có gây áp lực cho đợt tăng lương tối thiểu năm 2020, bà Tống Thị Minh, Nguyên Cục trưởng Cục quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, việc tăng lương tối thiểu sẽ tăng thêm các chi phí về BHXH cho doanh nghiệp, song không quá áp lực.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho rằng, để việc tăng lương tối thiểu thực sự có ý nghĩa với người lao động, Chính phủ cần có các chính sách kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả thị trường. Ngoài ra, cũng cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động.

Trong bối cảnh Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc cải thiện điều kiện lao động là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

 “Khi tham gia các hiệp định này, doanh nghiệp phải đảm bảo người lao động được trả lương đúng pháp luật, không bị bóc lột hay cưỡng bức lao động. Các quy định trong CPTPP rất chặt chẽ. Sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn cần đảm bảo trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Đảm bảo rằng người lao động được làm việc trong môi trường không độc hại, không làm quá giờ so với quy định, được trả lương xứng đáng. Có vậy hàng hóa mới có thể xuất khẩu”, bà Tống Thị Minh cho biết.

Tăng lương cơ sở thêm 7,19%

Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 9/11/2018, trong đó quy định thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,19%), thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019, để cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nhận định rằng: “Tiền lương hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận công chức, đồng thời chưa tạo ra động lực cho công chức trong quá trình làm việc, vì vậy mới có hiện tượng vòi vĩnh, đòi thêm chi phí tiêu cực. Bởi vậy, việc cải cách tiền lương là vấn đề cấp thiết”. Cải cách tiền lương đáng ra nên thực hiện sớm hơn, tuy nhiên, “chậm còn hơn không”.

Chuyên gia này nhận định, số lượng biên chế trong bộ máy Nhà nước hiện nay đang quá lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách. Để giải quyết bài toán tăng lương trong khu vực công, trước hết cần tiến hành tinh giản biên chế.

“Hiện nay, chúng ta đang thừa khoảng 30% công chức, có nhiều người thuộc diện con ông cháu cha, thân hữu không làm được việc, thủ trưởng trực tiếp cũng không thể điều khiển. Đây là điều cần khắc phục, cần sự quyết tâm chính trị rất cao để loại bỏ những người này ra khỏi bộ máy”, TS Doanh chỉ rõ.

Đồng thời phải mạnh tay cắt bỏ những chi phí cho các hiệp hội không thuộc biên chế khu vực công. Hiệp hội không phải nhóm công chức, nên cần tách bạch, rạch ròi. Bên cạnh đó, thực hiện giảm chi, thực hành tiết kiệm và có sự giám sát chặt chẽ về chi tiêu ngân sách để đảm bảo nguồn lực cho việc tăng lương.

TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, việc thực hiện các nguồn thu hiện nay chưa thực hiện đầy đủ. Có nhiều khoản thu ngoài pháp luật, nhưng khi vào chính ngân sách Nhà nước lại rất thấp.

“Đơn cử như khu vực kinh tế hộ gia đình chiếm đến 33% GDP, nhưng chỉ đóng góp vào nguồn thu ngân sách không đầy 1%. Do đó, cần có những cải cách lại về việc thu”.

TS Doanh nhấn mạnh, việc tăng thu cần gắn liền với giảm chi, trên cơ sở đó từng bước cải cách chính sách tiền lương hiện tại.

Với nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn, các chính sách về tiền lương được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực cho người lao động, tăng năng suất lao động trong năm 2019.

Theo vov.vn

Tin cùng chuyên mục