Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chuyển đổi số từ cấp xã: Cần sự vào cuộc quyết liệt

Không nằm ngoài cuộc đua chuyển đổi số, các xã trên địa bàn tỉnh hiện cũng đã chủ động vào cuộc, bắt tay vào làm từ những việc nhỏ nhất. Khắc phục những khó khăn về hạ tầng, nhân lực, chuyển đổi số từ cấp xã đang tạo ra những thay đổi bước đầu trong nhận thức, xử lý công việc cho người dân.

Bắt đầu từ việc nhỏ

Công cuộc chuyển đổi số ở xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) được chuẩn bị từ nhiều năm trước. Hệ thống máy tính từng bước được nâng cấp, nguồn nhân lực cũng được đào tạo và tự học hỏi để bắt kịp với xu hướng chuyển động. UBND xã thành lập tổ công tác thực hiện Đề án 06, xây dựng kế hoạch và thành lập các tổ tuyên truyền tại các thôn, bản để người dân nắm bắt và thực hiện.

Chủ tịch UBND xã Cầm Văn Dũng cho biết, đến thời điểm này, nhiều dịch vụ đã được xã cập nhật lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến như đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký tạm trú tạm vắng... Nhiều dịch vụ thuận tiện và đã được liên thông giữa các ngành, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện như khi đăng ký khai sinh, sẽ đồng thời đăng ký thành công dịch vụ bảo hiểm y tế cho trẻ.

Ngoài ra các dịch vụ như chữ ký số, thông tin văn bản qua hệ thống IOffice cũng đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho chính cán bộ cấp xã, khi thời gian đi và đến của một văn bản từ cấp tỉnh, huyện đến xã và ngược lại chỉ tính bằng giây.

Cán bộ Bộ phận Một cửa, UBND xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính.

Chủ tịch UBND xã Cầm Văn Dũng minh chứng, nếu như trước đây, nhất là thời điểm cuối năm, việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hóa đơn, chứng từ, lãnh đạo xã phải mất nhiều ngày, có khi cả tuần ở Kho bạc Nhà nước để ký tá các giấy tờ liên quan, thì giờ dịch vụ chữ ký số đã giải quyết cơ bản những khó khăn này.

Theo bà Hồ Thị Phương Lan, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ Thông tin và Bưu chính, Viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông, để chuyển đổi số thành công trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, các xã phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn. Trong đó, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng Internet, sử dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành; hệ thống thông tin báo cáo; hệ thống một cửa điện tử; sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm tài chính - kế toán. Mới nhất, Sở Thông tin Truyền thông đã triển khai hệ thống Hội nghị giao ban điện tử đến cấp xã cho tất cả 138 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.
Ngoài xây dựng chính quyền số, xã hội số, thì kinh tế số cũng đang được các ngành hỗ trợ các xã thực hiện. Trong đó, tập trung hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, hỗ trợ tem, nhãn, truy xuất nguồn gốc cho các nông sản trước khi gia nhập thị trường.

Hợp tác xã Thổ Bình (Lâm Bình) sau nhiều năm sản xuất đã có sản phẩm có mặt tại nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử quốc gia như Voso.vn, Postmart.vn... Ông Ma Ngọc Thành, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, việc đưa các mặt hàng như lạc nhân, dầu lạc lên các sàn thương mại điện tử sẽ mở ra cơ hội cho hợp tác xã tập trung vào chế biến sâu sản phẩm thay vì xuất bán thô, phụ thuộc vào một thị trường như trước đây.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện đơn vị đang tập trung hỗ trợ các xã đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trong môi trường số; cách thức đăng ký tài khoản bán hàng, tài khoản gian hàng, hoạt động tác nghiệp trên sàn; đăng ký tài khoản thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch. Đồng thời, hướng dẫn quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hộ sản xuất tác nghiệp trong quá trình mua bán trên sàn thương mại điện tử.

Không để người dân đứng ngoài cuộc

Không thể phủ nhận những hiệu quả, lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã thực sự trở thành cuộc cách mạng với nhiều quốc gia, trên nhiều ngành, lĩnh vực.

Chuyển đổi số ở cấp xã mới bắt đầu và cũng đã thể hiện được những hiệu quả ưu việt, nhưng vẫn còn nhiều “khoảng trống”. Mà khoảng trống lớn nhất là từ chính người dân.

Đồng chí Hoàng Văn Khéo, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trào (Sơn Dương) cho biết, về hạ tầng công nghệ, về con người, Tân Trào đã sẵn sàng bước vào hành trình chuyển đổi số. Cái khó hiện nay là làm thế nào để người dân tiếp cận được và cùng đồng hành, cùng thực hiện. Trên thực tế, số lượng người dân biết và thực hiện các dịch vụ công ở xã vẫn còn khá khiêm tốn, do trình độ không đồng đều, việc thực hiện các thao tác trên điện thoại thông minh chưa tốt, thêm vào đó, nhiều người còn tâm lý đến tận xã giải quyết cho... chắc chắn.

Ông Nguyễn Văn Khoa, thôn 8 Minh Phú, Yên Phú (Hàm Yên) ứng dụng công nghệ tưới tự động để trồng dưa lưới trong nhà màng.

Cũng như ở Tân Trào, tại xã Yên Nguyên, để người dân biết và thực hiện các thủ tục hành chính trên không gian mạng, theo Chủ tịch UBND xã Cầm Văn Dũng, sẽ phải mất một thời gian nữa. Hiện tại, để người dân có thể biết quy trình, thủ tục của các dịch vụ công, cán bộ xã Yên Nguyên hiện đang phải thực hiện 2 việc, vừa nhận hồ sơ, giấy tờ bản giấy, vừa đồng thời “cầm tay chỉ việc” cho người dân làm các thao tác trên điện thoại thông minh theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Xã Yên Nguyên cũng lựa chọn những người trẻ ở các thôn, bản làm hạt nhân vận động, hướng dẫn người dân thực hiện.

Giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã quyết định lựa chọn 3 mô hình xây dựng nông thôn mới thông minh, trong đó có 2 mô hình cấp tỉnh là xã Tân Trào (Sơn Dương); thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm (Lâm Bình); 1 mô hình cấp Trung ương là xã Thái Bình (Yên Sơn). Hiện tại các địa phương xây dựng nông thôn mới thông minh đã đáp ứng các tiêu chí: Ứng dụng chuyển đổi số phát triển kinh tế; có mô hình kinh tế tự động hóa trên 80%; có hạ tầng Internet băng rộng và thông tin di động đến tất cả các thôn trong xã...

Chuyển đổi số cấp xã là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, xóa đi ranh giới giữa người dân ở hai khu vực và thực hiện đúng quan điểm “lấy người dân làm trung tâm” theo định hướng của kế hoạch chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên chuyển đổi số cấp xã là một quá trình lâu dài để thay đổi từ tư duy, nhận thức của cả người dân và đội ngũ cán bộ, đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả người dân và chính quyền, để công cuộc chuyển đổi số đạt được hiệu quả tối ưu.

Để quá trình chuyển đổi số thành công, Sở  Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng nhiều ứng dụng dùng chung cho toàn tỉnh, bao gồm UBND các xã. Đưa các ứng dụng lên điện thoại thông minh để thuận tiện cho người dân sử dụng. Thiết lập hệ thống Mạng diện rộng trong các cơ quan nhà nước. Tạo lập kho dữ liệu dùng chung và chia sẻ dữ liệu cho toàn tỉnh, kết nối qua trục LGSP về Trung tâm tích hợp dữ liệu phục vụ cho chuyển đổi số.

Theo TQĐT

Tin cùng chuyên mục