Xổ số trực tuyến kiên giang - Nền tảng xổ số trực tuyến uy tín

Chăn nuôi đại gia súc- Hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Chiêm Hóa

Cùng với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng. Những năm gần đây, phát triển chăn nuôi đặc biệt chăn nuôi đại gia súc được người dân ở các địa phương trên địa bàn huyện lựa chọn đầu tư phát triển theo hướng hàng hóa, cho thu nhập cao. Đặc biệt, thực hiện chương trình “Dự án “xây dựng mô hình bình tuyển, chọn lọc, nhân thuần giống trâu ngố, nuôi vỗ béo trâu bò bằng hình thức nhốt chuồng” đã nâng tỉ trọng và số lượng đàn trâu trong toàn huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình.

Xã Tân An hiện có trên 2.000 con trâu và đàn bò gần 200 con bò. Những năm qua chăn nuôi đại gia súc là một trong những thế mạnh của xã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Cuối năm 2018, thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho Trâu, bò đã được xã Tân An triển khai thực hiện. Đến nay, trên địa bàn xã đã có gần 1.000 con trâu, bò được nhân giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Điều này đã và đang góp phần hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng, tầm vóc đàn đại gia súc, nâng cao giá trị kinh tế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn xã. Con giống được thụ tinh bằng phương pháp nhân tạo có tỉ trọng nặng gần gấp đôi trâu thụ tinh bằng phương pháp truyền thống, con khỏe, khung to, đặc biệt là sức đề kháng rất cao. 

Phương pháp thụ tinh nhân tạo góp phần nâng cao chất lượng, tầm vóc đàn đại gia súc ở xã Tân An.

Để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, anh Hoàng Khắc Hào ở thôn Phúc An, xã Tân Thịnh  đã lựa chọn phát triển chăn nuôi bò thịt 3B và chăn nuôi bò sinh sản làm hướng phát triển kinh tế chính. Tìm hiểu nhu cầu thị trường, học hỏi kinh nghiệm trong chăn nuôi, anh Hào đã đầu tư mua 10 con bò 3B về nuôi nhốt. Đặc biệt, anh Hào cũng mạnh dạn phối giống bò 3B với giống bò vàng. Bò được nuôi nhốt trong chuồng thoáng mát, mỗi con một ô, hằng ngày cho ăn hai lần, thức ăn là cám chăn nuôi và cỏ voi, phụ phẩm nông nghiệp. Nuôi bò 3B không phải chăn thả như bò địa phương, lại có sức đề kháng cao, không bị dịch bệnh. Bò có chất lượng thịt ngon cho nên người nuôi không phải lo đầu ra tiêu thụ. 

Mô hình nuôi bò 3B đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hoàng Khắc Hào xã Tân Thịnh.

Toàn huyện Chiêm Hóa hiện có tổng đàn trâu, bò trên 29.469 con; đàn lợn trên 131 nghìn con. Xác định chăn nuôi là yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi trâu, những năm gần đây huyện Chiêm Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con đẩy mạnh công tác chăn nuôi, đặc biệt là phát triển chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình, khuyến khích mở rộng các mô hình chăn nuôi tập chung theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện. Bởi vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi trâu với số lượng trên vài chục tới hàng trăm. Ngoài ra, huyện cũng đẩy mạnh thực Đề án phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019 - 2025. Trong đó tập trung phát triển chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, nguồn trâu giống tốt (trâu Ngố), lao động và kinh nghiệm trong chăn nuôi trâu; ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi. Xây dựng được chuỗi giá trị liên kết giữa chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời xây dựng, quảng bá rộng rãi sản phẩm trâu giống và trâu thịt Tuyên Quang. Từ phát triển chăn nuôi trâu, bò tại nhiều dịa phương đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Mô hình nuôi bò 3B ở Tân Thịnh được người dân quanh vùng đến tham quan và học tập.

Trong thời gian tới, huyện Chiêm Hóa sẽ tiếp tục tập trung ưu tiên phát triển các loại vật nuôi có giá trị kinh tế, sức cạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng tập trung, khuyến khích chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại gắn với dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm đang được huyện Chiêm Hóa chú trọng thực hiện. Qua đó góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức, kỹ thuật chăn nuôi của nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiếp cận được cách thức chăn nuôi mới, thúc đẩy phát triển đàn gia súc trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.

Văn Linh - Tài Tùng

Tin cùng chuyên mục